Sunday, December 12, 2010

Dạy con kiểu tây

Con trai đi Mỹ du học, sau khi tốt nghiệp rồi định cư tại Mỹ. Và đã kiếm cho tôi con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi.

Mùa hè năm nay, con trai vì tôi đã đăng ký visa thăm người than. Thời gian 3 tháng lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây người mẹ chồng TQ phải đại khai nhãn giới.

Không ăn thì cứ nhịn đói. Mỗi buổi sang, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn, thì tự mình đi bận rộn việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich. Sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, rồi tự mình mặc lên.

Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ rang mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải. Có 1 lần Peter lại mặc ngượi chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu nó cảm thấy không thoải mái tự nó sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không gì là không thoải mái, vậy thì tùy nó. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết. Và 1 lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rối, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5-6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc như nó, mỗi cuối tuần là đem 1 đóng quần áo dơ về nhà.

Có 1 ngày buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn 1 tay đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng thật không muốn ăn! Nhớ lấy, từ giờ đến sang mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và trong long tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!

Buổi chiều, Susan bàn bạc với tôi, buổi tối do tôi nấu món ăn Trung Hoa. Trong lòng tôi suy tư lúc, Peter đặc biệt thích món ăn Trung Hoa, nhất định Susan cảm thấy sáng nay không ăn được gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon nhiều hơn. Buổi tối hôm đó tôi trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích ăn nhất, tôm, và cón sử dung mì Ý làm theo mì lạnh kiểu Trung Hoa. Peter thích nhất món mì lạnh, người nhỏ nhỏ như thế nhưng có thể ăn được 1 tô lớn. Bắt đầu bửa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan lại đến gần lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta không phải giao ước rồi, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn khuông mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên 1 tiếng rồi khóc, vừa khóc vừa nói: “mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau long muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trưng nhìn 3 người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý thật sự của Susan khi để tôi nấu món Hoa.

Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn. Lúc ngủ tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Trung không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng lại hỏi: “vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi.” Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi ra. Phần lớn dưới tình trạng này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ mất miếng ăn, và chịu cực hình bụng đói.

Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu gái, lúc như tuổi của Peter, vì phải dỗ dành cho nó ăn cơm, mấy người cầm lấy tô cơm và dí theo sau đuôi nó, nó còn chưa chịu ngoan ngoãn, còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua 1 kiện đồ chơi, ăn them 1 chén thì mua them 1 đồ chơi… Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi.

Ăn miếng trả miếng Có 1 lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh Peter đã cùng hai cô gái chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mũ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, rất mạnh đập lên đầu cô bé kia, cháu gái kia bầng thần một lúc và khóc thật lớn. Còn cháu kia khi thấy tình hình vậy cũng khóc thật lớn. Đại khái Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi về phía trước sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, ngõ một cái mạnh lên đầu Peter, Peter không phòng bị, và té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở lên. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter một bên khóc một bên lắc đầu.

Tôi tin rằng lần sau nó sẽ không làm thế nữa.

Cậu của Peter đã tặng cho cháu 1 chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, lấy làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm là bạn than của Peter, đã thỉnh cầu Peter mấy lần muốn chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter vẫn không đồng ý. Có 1 lần, mấy cháu nhỏ chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý lén lén nhảy lên chiếc xe, và chạy đi. Sau khi Peter phát hiện rất phẫn nộ méc với Susan. Susan đang nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, bèn mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không quản được.” Peter bất lật quay đi. Qua được ít lát, Lusi chạy chiếc xe về. Peter vừa thấy Lusi thì lập tức đẩy bạn té xuống đất, dật lại chiếc xe. Lusi ngồi bẹp tại đất và khóc lên. Susan ẩm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó đã chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi chúng nó.” Susan không đá động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” Mẹ ơi, mẹ đi với con hen.” Lời thỉnh cầu của Peter. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mội người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề.” Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào bắt đầu mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Quản giáo con cái là chuyện của cha mẹ. Cha mẹ của Susan ở tại California, biết tôi đã đến hai người đã lái xe đến thăm chúng tôi. Trong nhà có khách tới, Peter rất hào hứng. Chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách cái thùng bê tới bê lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, không được làm nước văng lung tung trong nhà, Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Peter nghịch ngợm còn chưa thấy mình làm sai việc, còn rất đắc ý lấy chân dẫm lên vũng nước, làm ước quần hết. Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan dựt lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch.” Peter không không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói them lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẫm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan.” Đến một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi.” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con Biết.” Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao hơn 2 người của nó ra hết sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cở quần áo dơ ra, xách trên tay, trần chuồng chạy vô nhà tắm, hí hởn giặt đồ rồi.

Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng. Ở rất nhiều gia đình TQ, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại chiến thế giới”, luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cải nhau, gà bay chó chạy.

Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter nói chuyện, nhắc đến chuyện này, làm tôi ấn tượng sâu sắc bởi câu họ nói: “con cái là con cái của cha mẹ, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ.” Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng lại bẩm sinh nghịch ngợm, lúc nó quan sát được thành viên trong gia đình có phân biệt khác thường, nó sẽ rất nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này bất cẩn không làm cải thiện hành vi của nó mà chẳng có lợi cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn đem lại những vấn đề khác. Ngoài ra, thành vive6n trong gd còn xảy ra xung đột, gd có không khí không hòa thuận sẽ đem đến nhiều cảm giác không an toàn cho trẻ, đối với việc phát triển tâm lý của nó phát sinh bất lợi ảnh hưởng. Cho nên, dù là bậc cha mẹ hay ông bà có vấn đề phân chia giáo dục con cái, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau cũng không nên ở trước mặt con cái xảy ra mâu thuẫn.

Ông bà ngoại của Peter ở lại 1 tuần và chuẩn bị về Cali. 2 ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, tôi có thể mua cho nó chứ?” Susan suy nghĩ rồi nói: “Cha mẹ lần đến này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi , đến Noel mới mua nó làm quà vậy!” Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi đó nói: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này làm quà.” Khẩu khí rất thích thú & mong đợi.

Tuy Susan nghiêm khắc như vậy với cháu, nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, nó sẽ thu thập một số hoa hoặc là lá mà nó cho là đẹp rồi trịnh trong tặng cho mẹ. Người ngoài tặng quà cho nó, nó luôn gọi mẹ cùng mở quà chung; có thức ăn ngon luôn để một nửa cho mẹ. Nghĩ đến nhiều đứa trẻ TQ coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục con dâu Tây này của tôi. Ở tôi mà nói, ở phương diện giáo dục con cái của các bà mẹ Phương Tây rất xứng đáng để các bà mẹ TQ học theo.

Không biết tác giả

Saturday, November 27, 2010

Câu chuyện người lính Nhật Bản

Onoda Hirō (Nhật: 小野田 寛郎, Onoda Hirō Tiểu Dã Điền Khoan Lang) (sinh ngày 19 tháng 3 năm 1922) là một cựu thiếu úy của Lục quân Đế quốc Nhật Bản tham chiến trong Thế chiến thứ hai tại chiến trường Philippines. Chỉ chấp nhận hạ vũ khí theo lệnh của thượng cấp ngày 9 tháng 3 năm 1974, 29 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Onoda được coi là người cuối cùng của quân đội Nhật Bản thực hiện việc đầu hàng.
小野田 寛郎
Onoda Hirō
19 tháng 3, 1922 -

Onoda Hirō thời trẻ
Nơi sinh: Kainan, Wakayama, Nhật Bản
Phục vụ: Đế quốc Nhật Bản
Thuộc: Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ: 1941 - 1974
Cấp bậc: Thiếu úy
Tham chiến: Chiến tranh thế giới thứ 2
Chiến dịch Philippines (1944-45)
Tiểu sử

Onoda Hirō sinh năm 1922 tại Wakayama, Nhật Bản. Sau một thời gian làm việc dân sự tại công ty kinh doanh Tajima Yoko của Nhật ở Vũ Hán, Onoda gia nhập Lục quân Đế quốc Nhật Bản năm 1942 và được đào tạo để trở thành sĩ quan. Sau một thời gian Onoda được chuyển sang học tập tại trường tình báo lục quân, nơi ông được dạy cách thu thập thông tin và phương thức tiến hành chiến tranh du kích.

Ngày 17 tháng 12 năm 1944, Onoda rời Nhật tới Philippines theo Lữ đoàn Sugi (thuộc Sư đoàn số 8 của Hirosaki). Tại đây theo lệnh của đại tá Taniguchi và Takahashi, Onoda lãnh đạo một nhóm quân Nhật tiến hành chiến đấu độc lập trên đảo Lubang theo hình thức chiến tranh du kích. Do chiến đấu độc lập nên việc liên lạc với đơn vị của nhóm quân Nhật này bị tạm thời cắt đứt. Chỉ huy lữ đoàn đã ra lệnh cho Onoda như sau:
“Anh không được phép tự tử. Dù bất kỳ điều gì xảy ra, dù sau ba năm hay năm năm, đơn vị sẽ quay lại với các anh. Cho đến lúc đó, dù chỉ còn một người lính, anh cũng phải lãnh đạo anh ta chiến đấu... Dưới mọi hoàn cảnh, anh đều không được phép tự tử.”
Ẩn trốn

Tháng 2 năm 1945, quân Đồng minh đẩy quân Nhật khỏi Philippines, Onoda cùng các binh lính cấp dưới bắt đầu lui vào rừng nhiệt đới ẩn trốn. Nhóm Onoda khi đó bao gồm thiếu úy Onoda (chỉ huy, 23 tuổi), hạ sĩ Shimada Shoichi (30 tuổi), binh nhì Kozuka Kinshichi (24 tuổi) và binh nhì Akatsu Yuichi (22 tuổi). Hậu cần của nhóm chỉ gồm rất ít lương thực, một khẩu súng cho mỗi người với cơ số đạn hạn chế. Vì vậy để tồn tại họ phải sống bằng dừa và chuối của rừng và gia súc của người dân trên đảo mà họ cướp được.

Từ tháng 10 năm 1945, nhóm Onoda bắt đầu nhận được các truyền đơn do máy bay thả xuống đề cập tới việc quân đội Nhật hoàng đã đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945 và kêu gọi họ hạ vũ khí, ra khỏi chỗ ẩn náu[4]. Tuy nhiên những người lính Nhật cho rằng đây chỉ là sự tuyên truyền bịa đặt của đối phương, họ không tin rằng chiến tranh đã kết thúc, kể cả sau đó khi nhận được thư nhà và thông tin binh vận của người ngoài. Bị cô lập với thế giới bên ngoài và mất niềm tin vào mọi thứ, họ sẵn sàng bắn vào những người dân đảo tình cờ đi gần nơi ẩn náu vì cho rằng đây là lính đối phương ngụy trang, đối với những người lính Nhật này, mọi người lạ đều là kẻ thù.

Người đầu tiên trong nhóm Onoda ra hàng là Akatsu vào tháng 9 năm 1949, không thông báo với đồng đội, người binh nhì này tách khỏi nhóm để ẩn náu một mình và đầu hàng dân đảo 6 tháng sau đó. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Shimada bị giết sau một cuộc chạm súng trên bãi biển Gontin. 20 năm tiếp theo Onoda cùng Kozuka tiếp tục tìm mọi cách tồn tại và chờ ngày quân đội Nhật Bản điều động họ cho một nhiệm vụ mới, hai người luôn tin rằng mình chỉ là những người lính phải chiến đấu trong lòng đối phương để chuẩn bị cho việc chiếm lại Philippines của quân đội Nhật.

Đầu hàng

Ngày 5 tháng 10 năm 1972, sau 27 năm ẩn trốn, Kozuka, ở tuổi 51, bị giết trong một cuộc chạm súng với lính tuần tra Philippines. Tin tức về cái chết của Kozuka khi tới Nhật Bản đã gây sốc cho công chúng nước này vì họ không ngờ rằng vẫn còn những người lính Nhật cầm súng "chiến đấu" sau khi chiến tranh đã kết thúc gần ba thập kỷ. Thực tế việc tìm kiếm những ikinokori heitai (những binh lính sống sót) hay zanryūsha (người bị bỏ lại) ở Lubang đã bị chính phủ Nhật chấm dứt từ năm 1959, toàn bộ những người lính còn mất tích như Onoda đều được tuyên bố chính thức là đã chết từ thời điểm đó.

Về phần mình, dù không còn đồng đội nào bên cạnh, Onoda vẫn tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, ông không đầu hàng hay tìm cách tự tử. Tháng 2 năm 1974, Suzuki Norio, một thanh niên Nhật vốn ham thích du lịch đã bay tới Lubang để tìm hiểu về sự kiện này. Tối ngày 20 tháng 2, trong khi đang nấu ăn, Suzuki bất ngờ nghe thấy tiếng chào và khi quay lại, anh thấy một người đàn ông già ăn mặc rách rưới nhưng tay vẫn cầm súng, người đàn ông đó nói: "Tôi là Onoda". Suzuki lập tức đáp lại: "Chiến tranh đã kết thúc", Onoda tiếp lời: "Nhưng nó chưa kết thúc đối với tôi". Mặc dù sau đó Suzuki đã tìm mọi cách thuyết phục người lính già đầu hàng với những bằng chứng từ đài phát thanh, ảnh, báo chí, nhưng Onoda vẫn khẳng định chỉ hạ vũ khí nếu có lệnh của thượng cấp.

Ngày 27 tháng 2, tin và ảnh của Suzuki về Onoda Hirō được đăng rộng rãi trên báo chí Nhật Bản. Ngay lập tức cấp trên trực tiếp của Onoda là đại tá Taniguchi, lúc này là một người bán sách, cùng Toshio, em trai Onoda và người đứng đầu cơ quan hỗ trợ hồi hương Nhật bay tới Lubang và ra lệnh cho Onoda hạ vũ khí.

Ngày 10 tháng 3 năm 1974, trong một buổi lễ chính thức, thiếu úy Onoda Hirō, 52 tuổi, trong quân phục của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, đã nhận lệnh hạ vũ khí từ đại tá cấp trên Taniguchi. Khi hạ vũ khí, Onoda vẫn còn khẩu súng trường Arisaka, 500 viên đạn và vài quả lựu đạn. Buổi lễ còn có sự tham gia của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, người ra lệnh ân xá cho những hoạt động chống lại quân đội Philippines của Onoda, mặc dù trong thời gian ẩn náu, Onoda đã giết chừng 30 người Philippine và giao tranh với quân tuần tiễu Philippines vài lần.

Thời gian sau

Khi trở về Nhật, Onoda Hirō được công chúng tôn vinh như một anh hùng. Ông xuất bản cuốn hồi ký của mình, Không đầu hàng: Cuộc chiến ba mươi năm của tôi, thành nhiều kỳ trên báo chí từ tháng 5 năm 1974 và sau đó là thành sách, cả hai đều bán rất chạy và tạo ra một "hội chứng hâm mộ Onoda" ở Nhật Bản. Tuy nhiên sau thời gian sống cách biệt khỏi thế giới quá lâu, Onoda dần cảm thấy khó hòa nhập với xã hội hiện đại Nhật Bản, ông mua một trang trại nuôi gia súc ở Brasil và chuyển sang sống ở đó. Tháng 5 năm 1996 Onoda đã quay trở lại thăm đảo Lubang, nơi ông đã từng "chiến đấu" vì nước Nhật trong suốt gần ba thập kỷ.

Wednesday, November 10, 2010

Những bài văn bất hủ

1. Đề: Thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện: ” Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: – Ta và thiếp đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, thiếp đưa 50 con lên bờ. Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển.”

2. Đề: tả đường đến trường: Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới.

3. Đề: tả người thầy em yêu quý nhất: “thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. riêng em đứng nhìn theo cho đến khi thấy thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản”

4.1. Tả con gà: “Nhà em có 1 con gà. Nó là giống gà Đông Cảo. Nó to bằng con gà gi. Nó nặng từ 8-10 kg…”

4.2. Tả con mèo: “Nhà em có 1 con mèo. Đầu nó to bằng quả táo.” – Hi vọng đó là quả táo tàu.Hic!

4.3. Tả con đường đến trường: ” Từ nhà em đến trường có 1 con đường. Em rất yêu con đường này. Em bảo các chú công an trồng thêm cây cho đường thêm đẹp.” => chả hiểu sao nó lại nghĩ công an chuyên đi trồng cây???

5. Hồi nhỏ có anh bạn tả con gà trống thế này: Nhà em có nuôi một con gà trống, hễ nó nhìn thấy con gà mái là nó đuổi đến cùng!!!!

6. Tiền A. Hôm nay em được điểm 10, mẹ em rất vui vì em hay bị điểm xấu. Mẹ em rút ví cho em 5 nghìn. Ôi ít quá, nhưng em vẫn vui vì đây là tình cảm giữa hai con người là em và mẹ em. B. Mở bài: Em yêu nhất là ông nội em vì ông nội rất hay cho em tiền ăn quà.

7. Hồi em học cấp 1, thằng cu học cùng em nó tả con gà trống thế này: “Cứ sáng sớm thức dậy, con gà trống nhà em nó đều nhảy phốc lên cây rơm, gáy ò ó o. Gáy xong 1 hồi dài nó lấy 2 cánh vỗ phành phạch vào mông đít.”

9. Con bé con mình quen, nó tả cây chuối “nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh”

10. Cô mình dạy cấp 1 nhận được 1 bài văn tả “cảnh sân trường trong giờ ra chơi” thế này: Trống đánh tùng … tùng … các bạn ùa ra sân trường như bầy chim vỡ tổ. Chỗ này các bạn gái nhảy dây, chỗ kia các bạn trai đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chửi “đ. mẹ” !!!

11. Còn đây là bài tả em bé của 1 em bé: “gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp”.

12. Đề bài: Em hãy miêu tả mùa xuân: “Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội.Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim non đang líu lo gọi mẹ…”

13. Đề: Hãy tả buổi sáng trong vườn nhà em: HS1: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy một đống ********** chó. HS2: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy 2 con chó đang tơ nhau.

14. Đặt câu với vần: ôm, ốp – Mẹ em tát em đôm đốp.

16. Miêu tả về bố: Bố em có 1 hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.

18. Tả thực… Sau tiếng trống trường, các bạn tập trung lại theo lớp của mình để chuẩn bị làm lễ chào cờ. Chúng em đứng ngay ngắn thẳng hàng, mắt nhìn lên lá cờ đang chuẩn bị đc kéo lên. Rồi cô tổng phụ trách nghiêm trang hô: “Nghiêm, cào cờ cào”
19. Và thật thà… “Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng , để hót rác, và còn dùng để xúc ********** nữa.”

20.Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu¨ – là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh : – Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi. – Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân. – Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu. – Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố. – Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đii của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mãnh liệt. – Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.

21. Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân”.

22. “… Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch… cạch… cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp… Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp…”
23. thằng nhóc em của con bạn em thì kể: ” Một hôm em về quê chơi. Đang đi ngoài đường thì có một con trâu nó đòi húc em. Con chó của nhà em thấy thế chạy lại nhe răng ra. Con mèo của em bực quá cũng xù lông lên. Em thấy con mèo tức quá nên em mua trà Dr. Thanh cho nó uống…”

24. Hồi còn đi học cấp 1, lớp e có 1 bạn trai viết văn, đề là e hiểu thế nào về câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim”?. Bạn ấy viết ” E đi học, gặp 1 bà cụ cầm 1 cục sắt rất to, bà mài mãi mài mãi thành 1 cái kim”.

25. Lại còn bé cháu con ông anh mình tả về bố ” bố mình rất khó tính có lần bố mình nhờ mình đưa cho cái chén mình lại đưa nhầm cái thang nên mình bị bố mình đánh cho 1 trận

Chả biết của ai hehe

Friday, October 29, 2010

How Many People Have Ever Dead on Earth?

And we have the answer based on a article by Carl Haub of the Population Reference Bureau in 1995 and subsequently updated in 2002.

"How Many People Have Ever Lived on Earth?" is the most requested Population Today article. It first appeared in February 1995.

(Population Today, November/December 2002) The question of how many people have ever lived on Earth is a perennial one among information calls to PRB. One reason the question keeps coming up is that somewhere, at some time back in the 1970s, a now-forgotten writer made the statement that 75 percent of the people who had ever been born were alive at that moment.

This factoid has had a long shelf life, even though a bit of reflection would show how unlikely it is. For this "estimate" to be true would mean either that births in the 20th century far, far outnumbered those in the past or that there were an extraordinary number of extremely old people living in the 1970s.

If this estimate were true, it would indeed make an impressive case for the rapid pace of population growth in this century. But if we judge the idea that three-fourths of people who ever lived are alive today to be a ridiculous statement, have demographers come up with a better estimate? What might be a reasonable estimate of the actual percentage?

Any such exercise can be only a highly speculative enterprise, to be undertaken with far less seriousness than most demographic inquiries. Nonetheless, it is a somewhat intriguing idea that can be approached on at least a semi-scientific basis.

And semi-scientific it must be, because there are, of course, absolutely no demographic data available for 99 percent of the span of the human stay on Earth. Still, with some speculation concerning prehistoric populations, we can at least approach a guesstimate of this elusive number.

Prehistory and History

Any estimate of the total number of people who have ever been born will depend basically on two factors: (1) the length of time humans are thought to have been on Earth and (2) the average size of the human population at different periods.

Fixing a time when the human race actually came into existence is not a straightforward matter. Various ancestors of Homo sapiens seem to have appeared at least as early as 700,000 B.C. Hominids walked the Earth as early as several million years ago. According to the United Nations’ Determinants and Consequences of Population Trends, modern Homo sapiens may have appeared about 50,000 B.C. This long period of 50,000 years holds the key to the question of how many people have ever been born.

At the dawn of agriculture, about 8000 B.C., the population of the world was somewhere on the order of 5 million. (Very rough figures are given in the table; these are averages of an estimate of ranges given by the United Nations and other sources.) The slow growth of population over the 8,000-year period, from an estimated 5 million to 300 million in 1 A.D., results in a very low growth rate — only 0.0512 percent per year. It is difficult to come up with an average world population size over this period. In all likelihood, human populations in different regions grew or declined in response to famines, the vagaries of animal herds, hostilities, and changing weather and climatic conditions.

In any case, life was short. Life expectancy at birth probably averaged only about 10 years for most of human history. Estimates of average life expectancy in Iron Age France have been put at only 10 or 12 years. Under these conditions, the birth rate would have to be about 80 per 1,000 people just for the species to survive. Today, a high birth rate would be about 45 to 50 per 1,000 population, observed in only a few countries of Africa and in several Middle Eastern states that have young populations.

Our birth rate assumption will greatly affect the estimate of the number of people ever born. Infant mortality in the human race’s earliest days is thought to have been very high — perhaps 500 infant deaths per 1,000 births, or even higher. Children were probably an economic liability among hunter-gatherer societies, a fact that is likely to have led to the practice of infanticide. Under these circumstances, a disproportionately large number of births would be required to maintain population growth, and that would raise our estimated number of the "ever born."

By 1 A.D., the world may have held about 300 million people. One estimate of the population of the Roman Empire, from Spain to Asia Minor, in 14 A.D., is 45 million. However, other historians set the figure twice as high, suggesting how imprecise population estimates of early historical periods can be.

By 1650, world population rose to about 500 million, not a large increase over the 1 A.D. estimate. The average annual rate of growth was actually lower from 1 A.D. to 1650 than the rate suggested above for the 8000 B.C. to 1 A.D. period. One reason for this abnormally slow growth was the Black Death. This dreaded scourge was not limited to 14th-century Europe. The epidemic may have begun about 542 A.D. in western Asia, spreading from there. It is believed that half the Byzantine Empire was destroyed in the sixth century, a total of 100 million deaths. Such large fluctuations in population size over long periods greatly compound the difficulty of estimating the number of people who have ever lived.

By 1800, however, world population had passed the 1 billion mark, and it has continued to grow since then to the current 6 billion.

Guesstimates

Guesstimating the number of people ever born, then, requires selecting population sizes for different points from antiquity to the present and applying assumed birth rates to each period (see table). We start at the very, very beginning — with just two people (a minimalist approach!).

How Many People Have Ever Lived On Earth?

Year Population Births per 1,000 Births Between Benchmarks
50,000 B.C. 2 - -
8000 B.C. 5,000,000 80 1,137,789,769
1 A.D. 300,000,000 80 46,025,332,354
1200 450,000,000 60 26,591,343,000
1650 500,000,000 60 12,782,002,453
1750 795,000,000 50 3,171,931,513
1850 1,265,000,000 40 4,046,240,009
1900 1,656,000,000 40 2,900,237,856
1950 2,516,000,000 31-38 3,390,198,215
1995 5,760,000,000 31 5,427,305,000
2002 6,215,000,000 23 983,987,500

Number who have ever been born 106,456,367,669
World population in mid-2002 6,215,000,000
Percent of those ever born who are living in 2002 5.8

Source: Population Reference Bureau estimates.

One complicating factor is the pattern of population growth. Did it rise to some level and then fluctuate wildly in response to famines and changes in climate? Or did it grow at a constant rate from one point to another? We cannot know the answers to these questions, although paleontologists have produced a variety of theories. For the purposes of this exercise, it was assumed that a constant growth rate applied to each period up to modern times. Birth rates were set at 80 per 1,000 per year through 1 A.D. and at 60 per 1,000 from 2 A.D. to 1750. Rates then declined to the low 30s by the modern period. (For a brief bibliography of sources consulted in the course of this alchemy, see "For More Information.")

This semi-scientific approach yields an estimate of about 106 billion births since the dawn of the human race. Clearly, the period 8000 B.C. to 1 A.D. is key to the magnitude of our number, but, unfortunately, little is known about that era. Some readers may disagree with some aspects — or perhaps nearly all aspects — of the table, but at least it offers one approach to this elusive issue. If we were to make any guess at all, it might be that our method underestimates the number of births to some degree. The assumption of constant population growth in the earlier period may underestimate the average population size at the time. And, of course, pushing the date of humanity’s arrival on the planet before 50,000 B.C. would also raise the number, although perhaps not by terribly much.

So, our estimate here is that about 5.8 percent of all people ever born are alive today. That’s actually a fairly large percentage when you think about it.


In conclusion


Bla bla bla, so, "How Many People Have Ever Dead on Earth?"
- 106 billion.

Well, then:
- Each of us have more than 17 "ghosts" around.
- We live on 5300 billion kilogram of dead human bodies and skeletons.

Happy Halloween!

Thursday, October 28, 2010

Michael Owen insists he's still good enough for Manchester United

The Manchester United striker admits age and injuries have taken their toll but he remains determined to go out at the top.


'I never thought I would start every game when I joined the club. Honestly, I've loved it here,' says Michael Owen of Manchester United. Photograph: Nick Potts/PA

The tone was set on the opening night of the season. The first game is always a special day for football people. But when Sir Alex Ferguson announced his team, for one person in the Manchester United dressing room, there was nothing but crushing disappointment. Wayne Rooney and Dimitar Berbatov were in from the start; fair enough. Javier Hernández, the new signing, and Federico Macheda were among the substitutes, but there was no room for Michael Owen – no place in the 18 for the man once regarded as the most devastating finisher in the sport.

He has grown wearily accustomed to watching football in a club suit, but it never gets easier. In total, he has made only six starts for Manchester United in the Premier League, and 14 in total, since moving from Newcastle United 16 months ago. They are the kind of statistics to prompt legitimate questions of whether this is a man being shunted to the edges. But Owen insists he is settled, that he wants to stay and will get more job satisfaction from the odd game at Old Trafford than he would, say, from playing regularly for a club in the bottom half of the league.

Two months away from turning 31, he is also acutely aware that leaving United would mean his career heading one way: down. Owen had a miserable time at Newcastle. He will always be grateful to Sir Alex Ferguson for offering him another chance to win a league winners' medal when the rest of English football had virtually turned its back on him, and there is only one moment when he expresses anything remotely approaching dissatisfaction with his current employer.

It is when he is asked why Ferguson has been so reluctant to partner him with Rooney when it once worked so well for England. His body language changes immediately: guarded, wary, looking for the right words. He knows the answer, he says, because the manager has explained it to him, but he does not feel like he should talk about it. Later, he adds to the intrigue by saying it is not a tactical decision, though he will not be pushed further.

Ferguson's preference is for Rooney to partner Berbatov, though Hernández's blistering form is threatening the order, while he is unwavering in his belief that the 19-year-old Federico Macheda will eventually be a hero of Old Trafford. Owen now seems to be fifth in line, regardless of all those goals from a glorious past.

The injuries, by his own admission, have taken their toll. "They had taken something away by the time I was 21, to be honest. At 18 to 20, I was probably one of the quickest things around, at the peak of my powers. But what can you do? I can play different ways now. I can link play better now, I can do things I couldn't do when I was younger. And you never lose the instinct of being a goalscorer, of knowing where the ball is going to drop. It can just take a bit longer to get into that position now."

In January he would be six months from the end of his contract and free to speak to other clubs. "It's a question for the manager really, but if you ask my opinion I would love to stay. I never thought I would start every game when I joined the club and I have never complained about anything.

"Honestly, I've loved it here. I signed a two-year contract, I'm only 60% into that and hopefully we will talk [about extending it] before the end of the season."

Gérard Houllier, his former manager at Liverpool, is said to be keen to take him to Aston Villa. Liverpool, too, have been linked with their former player. There would be no shortage of potential suitors but Owen feels Old Trafford is the sort of place where he belongs.

"I won't drop down the leagues and whether I would even want to drop down to a poorer Premier League team … I don't know. Yes, I could score goals, but I would probably get less opportunities and less enjoyment.

"I think I'd rather play less and train with top players, rather than playing every minute of every game, getting three or four touches and not enjoying it."

There have been difficult moments with United, though. The time, for example, when he scored a hat-trick at Wolsfburg in the Champions League but was dropped for the next match.

"But I'm 30, I have been around and I understand how it works. I am not going to kid myself because I know that if I were fit and scored a hat-trick in the next two or three games, Wayne would still come back into the team when he is fit again. I know I am not as good as him. Maybe 10 years ago you could argue I was – but not now.

"This season, too, I scored two against Scunthorpe [in the Carling Cup]. The next game I was on the bench but came on and scored and then the next game we played, at Valencia, we used three strikers [even with Rooney left at home] and I was an unused sub."

Owen comes armed with his own statistic, one that says he has scored in every 111 minutes he has been on the pitch. Hernández is the only other striker at Old Trafford with a more prolific record.

"He's a goalscorer; you can see it in his eyes," Owen, an ambassador for BT Chat for Children, says of the Mexican. "It's hard to explain this without fear of it being taken the wrong way, but it's still early days, and who knows what will happen? But he's got something. He knows how to score goals, he knows how to get in the positions."

Does he remind him of anyone? "Myself, probably."

Previous interviews with Owen would always lead in the direction of talking about England and whether he felt he could get back into Fabio Capello's plans. "It is probably a reflection on Owen's lack of minutes at United that his status as an international footballer is prefixed by the word "former" these days, even though he is nearly three years younger than England's latest cap, Kevin Davies.

This interview finishes on a subject that makes him wince far more than talk of his game-time: his hamstring. On Friday, in the last minute of training, Owen attempted a back-heel to John O'Shea and felt a sharp, familiar pain. He will be out for four weeks, potentially missing seven games. "I just want to get fit again and playing and I'm sure I can score goals at this level for a long time."

Daniel Taylor
Wednesday 27 October 2010
Guardian UK

Thursday, October 21, 2010

Cảnh giác với miếng ngon sushi




Một người Nhật đã chết do ăn sushi vì bị giun anisakis simple ký sinh trên thịt cá hồi chui vào cơ thể, phá huỷ não.


Ông Shota Fujiwara (ngụ ở quận Gifu, Tokai, Nhật Bản) là người rất thích ăn món sushi và món sashimi (đều chế biến chủ yếu từ nguyên liệu cá hồi sống). Ba năm gần đây, ông liên tục bị đau đầu, sa sút trí nhớ, hay quên...

Kết quả đại phẫu mở hộp sọ đã bắt ra hàng trăm ký sinh trùng lúc nhúc trong não, được nhận diện là loài giun anisakis simplex. Do phát hiện muộn, giun anisakis simplex đã phá huỷ hoàn toàn não bộ nên mạng sống của ông Shota Fujiwara không thể cứu.

Không nên ăn sống

PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng trung ương cho biết, trào lưu ăn sushi và các món từ cá hồi sống (nhất là cá hồi ngoại nhập) của người Việt Nam có nguy cơ nhiễm loại giun anisakis simplex rất cao.

“Nhiễm ký sinh trùng nói chung và nhiễm giun anisakis simplex nói riêng sẽ gây nhiều rắc rối cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Nhẹ thì ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng thì hại đến não, phổi, gan, mật, mắt, ruột… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong”, TS Đề cảnh báo.

Quá trình điều trị nhiễm ký sinh trùng tại Việt Nam đã ghi nhận gần 100% bệnh nhân bị sán lá gan nhỏ là do ăn gỏi hải sản sống như cá, cua…
500.000 người Việt Nam đã nhiễm giun sán từ cá
Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính có đến 40 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống.

Riêng tại Việt Nam, có khoảng năm triệu người trong diện nguy hiểm vì có tập quán ăn hải sản sống, trong số này có đến 500.000 người đã bị nhiễm giun sán từ cá.
Tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TPHCM từng tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng do ăn hải sản chế biến chưa chín với biểu hiện xuất hiện những khối u trên cơ thể, di chuyển được, ấn vào thấy mềm mềm, cảm giác nhung nhúc, trườn…

Theo PGS.TS Lê Thị Phương Linh, nguyên cán bộ Viện nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, giun anisakis simplex không chỉ có trong cá mà còn tìm thấy trên mực.

Phổ biến nhất là trong những loại như: cá hồi, cá mòi, cá tuyết, cá thu, cá ngừ, cá kiếm, mực ống, mực nang... “mối nguy hại do giun anisakis simplex tiềm ẩn trong nhiều món ăn là thuỷ hải sản còn tươi sống chứ không riêng gì sushi.

Tuy nhiên vì giun anisakis simplex thường ký sinh trên cá hồi và thịt loài cá này lại là nguyên liệu chính của món sushi nên nguy cơ nhiễm giun anisakis simplex ở những người thường xuyên ăn sushi cao hơn”, TS Linh nói.

Nước cốt chanh, mù tạt… không làm chín đồ ăn

Tiến sĩ Đề cho biết, nhiều người Việt Nam có tâm lý coi thường bệnh giun sán, nghĩ đơn giản rửa nước sạch, ngâm nước muối hoặc sục ôzon là các loài ký sinh trùng gây bệnh sẽ trôi đi, hoặc ăn gỏi cá sống cùng thật nhiều gia vị sẽ giết được giun sán.

Trong khi đó, một nghiên cứu của viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng trung ương đã cho thấy trong gỏi cá đã chế biến, ấu trùng sán lá gan vẫn còn sống đến 95%.

“Một vài cách khác mà người ăn hy vọng làm chín đồ sống như nhúng nước cốt chanh hoặc giấm, mù tạt, thậm chí ăn xong uống thêm rượu mạnh cũng đều không diệt được giun sán”, TS Đề nhấn mạnh.

Theo TS Linh, để tránh các trường hợp nhiễm bệnh do giun anisakis simplex gây ra, cách tốt nhất và hữu hiệu là chỉ ăn hải sản đã được nấu nướng thật chín.

SGTT (21/10/2010)

Tuesday, October 19, 2010

How to fix "USB Port not working"


My USB ports all stopped working suddenly. Nothing is being detected when connect to any USB port. I have tried everything registry, reinstall all ports, rererestart the machine, uninstall the newest software, download fix patches from Microsoft. (Well, yes, I do not want to Ghost back my laptop).

And/but it was fixed by a super simple way, after trying things from Google:

This worked for me about 30 minutes ago and I've heard it has helped a lot of other folks. Shut down your computer completely, unplug the power cord from the back (for laptop, take your battery off) for at least a minute (this drains the power from everything). Then power back up. All of my USB ports were flaking out, first one, then another, then my whole USB hub was gone. This little trick (which i have not even thinking about it before) has them all back up and running perfectly.

Sometimes a simple solution is the answer. I think too much these days.

Saturday, October 9, 2010

Cảm ơn em vì đã cho anh ăn

Mười hai tuổi, Herman Rosenbat cùng cả gia đình bị đưa đến Ba Lan và tống vào một trại tập trung của phát xít Đức. Ở đó, cậu bé phải làm một công việc khủng khiếp là đưa những xác người chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, bị giết vào lò thiêu. Suốt hai năm làm công việc đáng sợ này, cậu luôn tự hỏi liệu mình có thể thoát ra khỏi cái chết y như vậy không.

Một ngày nọ, Herman đói khát lê bước đến gần hàng rào thép gai, và nhìn thấy một cô bé ở bên kia hàng rào. “Anh đang làm gì trong đó vậy?” Herman không đáp mà hỏi lại: “Có thể cho tôi xin chút gì để ăn không?”. Cô bé nhìn Herman rồi lục trong túi áo khoác ra một quả táo, đưa cho cậu.

Trong suốt 7 tháng ròng, ngày nào cô bé cũng mang đến cho Herman một quả táo. Rồi một ngày Herman nói với cô bé đừng quay lại nữa vì cậu sắp bị chuyển đến một trại tập trung khác. Mắt cô bé ngấn lệ, cô khóc. Cậu bé cũng k hóc. Thực ra cậu đã khóc từ trước đấy, khi biết sẽ chẳng bao giờ gặp lại cô nữa.

Herman bị đưa đến Tiệp Khắc. Chỉ hai tiếng đồng hồ trước khi cậu bị xử chết trong buồng hơi ngạt, quân Nga đã giải phóng trại và Herman được tự do.

Gần như suốt 15 năm sau đó, Herman sống và làm việc tại New York. Một người bạn của Herman đã sắp xếp cho anh cuộc hẹn làm quen với một cô gái tên là Roma Radizika.

Herman lập tức bị cô gái đó thu hút, mà không hiểu vì sao khi họ bắt đầu kể chuyện về đời mình. Roma hỏi Herman trong thế chiến thứ hai anh đã ở đâu. Anh trả lời: “Tôi ở trong một trại tập trung”. Roma gật đầu: “Tôi cũng từng sống gần một trại tập trung, tôi gặp một cậu bé ở đó, tôi đã đưa táo qua hàng rào cho cậu ấy mỗi ngày”.

Herman cảm giác như có cả một tấn gạch đổ ập xuống đầu mình. Anh choáng váng. Anh hỏi cô ấy, “một cậu bé à? Cậu ấy cao đúng không?” “Đúng vậy”. Roma trả lời. Herman run rẩy tiếp lời “và rồi một ngày cậu ấy nói với cô rằng đừng đến nữa bởi vì cậu ấy sắp bị chuyển đi, đúng không?”. Cô gái kinh ngạc đáp “Vâng”. Và Herman nghẹn lời khi nói câu: “cậu bé đó chính là tôi”.

Roma và gia đình cô ấy chuyển từ Ba Lan đến Đức, dùng giấy tờ giả để che giấu việc họ là người Do Thái. Họ sống ở một trang trại bên cạnh trại tập trung mà Herman bị giam giữ, dưới cái tên giả để tránh bị bắt. Roma kể mỗi lần mang táo và bánh mỳ đến cho Herman, anh thường nói: “Ngày mai anh sẽ gặp lại em nhé!”

Herman đã cầu hôn Roma ngay tại cuộc hẹn ngày hôm đó. Anh nói rằng: “Hãy nhìn anh đây, anh sẽ không bao giờ để mất em nữa đâu…”

Vào năm 1996, trong The Oprah Show, Herman đã đứng lên hướng về phía vợ mình rồi nói: “Em yêu, em đã cho anh ăn khi đói, em đã cho anh ăn khi chúng ta là vợ chồng. Em đã cho anh ăn đến tận bây giờ. Lúc này đây, dù không còn đói khát nữa nhưng anh vẫn cần tình yêu của em”

Đến nay họ đã là vợ chồng được gần 50 năm. Ông Herman mỗi sáng thức dậy vẫn hôn vợ và nói: “Anh yêu em”. Đó là những lời rất thật từ trái tim ông dành cho người phụ nữ đã thương xót và chăm lo cho ông từ lần đầu gặp gỡ.

Oprah Winfrey Show ngày 1 tháng 1 năm 2006

Tuesday, October 5, 2010

Chiếc vòng kì diệu

Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình.

Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó. "

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy chắc phải có gì đặc biệt? "

Nhà Vua đáp: "Nó có những sức mạnh diệu kỳ. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó, sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ Sukkot, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không? ". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười.

Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot.

"Nào, ông bạn của ta, " Vua Salomon nói, "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa? ". Tất cả những cận thần đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi"

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông cũng chỉ là cát bụi...........

Wednesday, September 22, 2010

Nếu Việt Nam trở thành siêu cường số 1 thế giới

(James) - Bài này hay, thấy nhiều trên mạng mà chẳng biết của tác giả nào, cũng không rõ là phiên bản cập nhật thứ bao nhiêu. Mạnh dạn chỉnh sửa một tý rồi đưa lên trang cá nhân vậy.



Bạn đã bao giờ thử tưởng tượng mọi thứ sẽ thế nào nếu Việt Nam trở thành siêu cường số 1 thế giới.

Lúc đấy các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở bên cái nước Mĩ nhà quê kia, anh nào bắn tiếng Việt như gió là các em mê lắm. Nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào ví dụ như đoạn hội thoại sau:
- Chào David, how are you?
- I’m fine. And you?
- Fine. Long time no see. What are you doing?
- I’m studying at Đại học Vinh. My ngành is kinh tế.
- Wow, it is in the top 50 of Những trường đại học Việt Nam, isn’t it?
- Chuẩn. But it’s nothing in comparison to Peter Cooper. He got a 100% học bổng of Đại học Ngoại thương.
- Really? Vãi cả l** ! I can’t believe he used to be my dumb deskmate in 5th grade.
- Haizzz, he’s such a lucky guy. Girls in Hà Nội are so quyến rũ and dịu dàng.
- At least, you have Vietnamese girls around. At my university MIT, there are no girls nóng bỏng but cá sấu or fat chicks.
- Hey! Peter’s just uploaded photos on Yume(similar to Facebook). He had a photo taken with Vũ Hà last night.
- OMG!!!

Như các bạn đã thấy, sự trong sáng của tiếng Mĩ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều bạn trẻ Mĩ đi du học Việt Nam. Báo chí Mĩ thì lo lắng về tình trạng tiếng Mĩ bị méo mó. Các ca khúc Mĩ bây giờ có trào lưu cứ phải chêm một hai câu tiếng Việt vào bài hát đại loại như: Anh yêu em, Anh nhớ em nhiều lắm, Hãy lắc cái mông đi em, Cô ấy thật nóng bỏng, Hãy giơ tay lên nào các bạn v.v…

Người Việt lúc này đi du lịch rất sướng. Sang Mĩ tiêu tiền đồng thoải mái. Một ngàn là mua được cái bánh hamburger to uỳnh. Thả xu 200 đồng vào máy là mua được chai Pepsi. Mười ngàn đồng là mua được cái túi LV. Một triệu là mua được vPhone. Những tờ tiền Bác Hồ tràn ngập các nước nên trên thế giới không ai là không yêu Bác Hồ. Chính phủ Việt Nam cứ thỉnh thoảng thiếu tiền thì lại in thêm, chả sợ lạm phát.

Thái Lan lúc này học tập Việt Nam bỏ đa đảng cho nó ổn định chính trị, chỉ có duy nhất một Đảng người Thái yêu người Thái, do ông Bủn-xỉn làm tổng bí thư. Ông này hồi trước học tiến sĩ ở đại học kinh tế quốc dân Việt Nam.

Các rạp Mĩ bây giờ phải tranh nhau mới mua được phim của Vinawood (kinh đô điện ảnh Việt Nam đặt tại Bắc Giang). Phim nào có ngôi sao phim hành động Ngô Thanh Vân là ăn chắc hết sạch vé tuần đầu tiên. Bên cạnh đó là quả bom *** Ely Trần. Siêu phẩm 3D do cô thủ vai chính sắp tới đang là chủ đề bàn tán của các bạn trẻ Mĩ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Paris Hilton thì lu loa lên là mình được đóng phim cùng Ely Trần nhưng cũng chả ai quan tâm, trong phim cô cũng chỉ được xuất hiện có 2 giây trong vai xác chết.

V-League là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh lúc này, hội tụ đầy đủ các siêu sao Việt Nam, Brazil, Hà Lan, Tây Ban Nha, Argentine. Câu lạc bộ Hà Nội T&T năm nay gần như chắc chắn vô địch V-League để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhờ có sự tỏa sáng của bộ ba hủy diệt Xavi-Công Vinh-Messi. SHB Đà Nẵng dù đã phá kỉ lục thị trường chuyển nhượng khi mua Quả bóng vàng VN Thành Lương, cùng với Cristiano Ronaldo nhưng cũng không nên cơm cháo gì, được cái là họ đã vào đến bán kết cúp C1 châu Á, giải bóng đá hấp dẫn thứ nhì hành tinh sau V-League, cùng với HN T&T và Lam Sơn Thanh Hóa, câu lạc bộ còn lại là Gamba Osaka của Nhật.

Nghe nói năm sau đa số khán giả ở Anh sẽ không được xem V-League vì kênh K- đã độc quyền phát sóng V-League ở Anh, ai muốn xem phải mua gói “Thượng hạng” với giá thuê bao lên đến ba mươi ngàn đồng một tháng…

Và những update vụn vặt khác...

1. Bản tin kinh tế:
- Thuốc lá Thăng Long và Vinataba tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Cả thế giới tin dùng bia Sài Gòn. Bạn có thể thấy cà phê Trung Nguyên ở mọi quốc gia. Hãng Vinaxuki đã mua lại 2 tập đoàn GM và Huyndai, FPT thâu tóm 60% cổ phần Microsoft.
- Ông Nguyễn Tử Quảng tổng giám đốc Bkis có buổi nói chuyện thân mật với các sinh viên xuất sắc của Harvard...trong buổi nói chuyện của mình ông đã đưa dự định mua lại Microsoft và Apple của Mỹ.
- Việt Nam trúng thầu 90% các dự án trọng điểm của Trung Quốc, trong đó tới hơn 80% các dự án chậm tiến độ từ 5 tới 10 năm. Bên cạnh đó Việt Nam thuê rừng đầu nguồn của Trung Quốc để khai thác khoáng sản, lâm sản.

2. Bản tin xã hội & giáo dục:
- Hà Nội vừa được công nhận là thành phố sạch nhất thế giới, vượt lên Singapore và Paris. Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút nhân tài hàng đầu Châu Á với số sinh viên nước ngoài đang theo học các trường ĐH ở VN hiện khoảng 10 triệu người.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ là niềm ước ao của hàng triệu bạn trẻ trên toàn thế giới.
- Đàn ông VN vì không thể đeo đuổi được các cô gái danh giá, đã phải qua cưới các cô gái nghèo khổ ở các nước như Nhật, Hàn, Mỹ...

3. Bản tin quốc phòng:

- Tập đoàn công nghiệp quốc phòng VN công bố vừa xuất khẩu 20 tàu ngầm lớp Yết Kiêu cho Thái Lan và Indo.
- Vậy là Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã đồng ý cho phép Hoa kì được tự do nghiên cứu hạt nhân. Đây là một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kì.
- Bộ quốc phòng công bố những tài liệu cho thấy đảo Hải Nam là của Việt Nam. Hoàng Sa tiếp tục được đầu tư để trở thành quân cảng lớn nhất Châu Á. Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ yêu cầu VN tôn trọng chủ quyền hải đảo và luật biển quốc tế. Được biết tuần trước, Trung Quốc lên tiếng vì việc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đâm chìm tàu chiến TQ.
- Bộ trưởng bộ ngoại giao VN vừa tới Trung Đông để bàn về việc ổn định hòa bình ở khu vực này và cho biết sẽ dần rút quân VN về trong vòng 2 tuần tới.
- Cảnh sát VN đã giải cứu hơn 10000 phụ nữ Trung Quốc trong một đường dây buôn bán phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay và đang hỗ trợ hồi hương cho số phụ nữ này. Tuy nhiên quá trình hồi hương gặp rất nhiều khó khăn do các cô gái TQ đều muốn lấy chồng là người VN.

4. Bản tin nghệ thuật & thể thao:

- Đái bậy ngoài đường trở thành mốt mới của giới trẻ toàn thế giới. Graffiti trở nên lỗi thời, giới nghệ sĩ chuyển sang chơi trò vẽ chữ lên tường phố bằng nước tiểu, còn gọi là "peeffiti".Ngoài ra ***** bậy còn là một môn ưu chuộng của giới thể thao toàn cầu. Olympic Games có thêm các môn: Đái xa, Đái cao, Đái ba bước...
- Từ năm sau Hà Nội sẽ chính thức đăng cai Olympic mùa hè, môn nổi bật là bơi thi giữa phố cổ...

5. Bản tin địa lý & giải trí:
- Các thủ đô và thành phố lớn là phải có khói bụi mịt mù, đào đường lấp cống thường xuyên và ngập lụt mỗi khi trời mua để người dân thỏa sức bơi lội. Và giống như Hà Nội, Wasinton cũng sẽ cấm online game.
- Diện tích HN lại được mở rộng lần nữa. Bạn rất có thể gặp một cô gái H'mong mang hộ khẩu Hà Nội 9.
- Dép Lào, áo 3 lỗ và nón cối trở thành xu hướng mới của giới trẻ, sẽ tràn ngâp các sàn catwalk ở Paris và Milan.
- Vàng Anh đoạt giải Oscar cho thể loại film ngắn. Việt Dart giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Hoàng Thùy Linh giải thành tựu trọn đời.
- Bảo Thy lần đầu tiên đoạt giải Grammy với album Công chúa mặt ngựa.

6. Bản tin đầu tư, tài chính & kinh doanh:

- Chính phủ Hồ Cẩm Đào mâu thuẫn với Quốc hội Trung Quốc sâu sắc do tranh cãi về việc xây dựng đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh - Thượng Hải - Quảng Châu nhờ vào vốn vay ODA từ Việt Nam. Dự trù tổng số vốn vay sẽ vào khoảng 5.600 tỉ VNĐ, chiếm 80% GDP Trung Quốc.
- Cuộc cạnh tranh kéo dài cả thế kỉ giữa Coca Cola và Pepsi đã chấm dứt khi cả hai lần lượt bị mua đứt bởi Công ty Tân Hiệp Phát. Hàng loạt nhà hàng KFC bị thay thế bởi các cửa hàng Phở 24.
- Nike, Adidas tuyên bố phá sản vì ko cạnh tranh nổi và đã bị mua lại bởi Thượng Đình - thương hiệu giày VN này cho tới nay đã bán được 900tr đôi.

Tuesday, September 21, 2010

Tình Mẹ bao la

Ba mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Thủy
Câu chuyện dưới đây có thật, viết về một người mẹ độc thân, chị Nguyễn Thị Thu Thủy, nuôi hai con khôn lớn. Cháu gái đầu lòng hiện bên Mỹ và sắp sửa lấy chồng. Cháu thứ 2 là con trai, 15 tuổi bị bệnh down.

Cũng như bao gia đình cán bộ khác ở Hà Nội thời những năm 1980, nhà chị sống rất đạm bạc. Căn hộ nhỏ trên tầng 4, gia tài có giá trị nhất là chiếc xe Dream cũ và cái tivi Sony 14 inch.

Cháu gái lớn lên như nhiều trẻ khác, thông minh, nhanh nhẹn và tháo vát. Cả hai vợ chồng đều mong có con trai.
Mơ ước ấy đã đến. Nó đến trong bao niềm vui khác đang chờ đón. Khi đó, chị đang được cơ quan xem xét đề bạt phó Vụ trưởng bên Ngân hàng Nhà nước, lên lương, và phân phối nhà. Đi siêu âm biết mình sẽ có con trai, cả nhà như đang bay bổng trên mây.

Khi đứa con bé bỏng cất tiếng chào đời, dù đang rất mệt trên bàn đẻ, bỗng chị như thấy có dòng điện chạy trên người. Linh cảm của người phụ nữ thầm hỏi, chả lẽ trời cho mình quá nhiều như thế này ư.

Người ta thường bảo, trời không cho ai tất cả, không lấy đi tất cả. Nếu phải chọn thứ phải mất thì đương nhiên không phải đứa con trai. Con trai là niềm kiêu hãnh của hai vợ chồng chị.

Cháu bị đẻ non hơn một tháng, nhẹ cân. Tuy thế, cháu bình thường như bao đứa trẻ khác, trắng trẻo, môi đỏ đáng yêu. Đặt tên con là Hoàng với ước mong con được huy hoàng trong tương lai.
Khi 4 tháng cháu bỗng bị viêm phổi cấp tính. Rồi 9 tháng lại bị lần nữa, cho dù mẹ rất cẩn thận trong việc chăm sóc. Đi khám phổi thì không bác sỹ nào để ý đến tim của cháu, cho dù phổi và tim rất gần nhau.

Chị quan hệ rộng, lại biết tiếng Anh. Chị quen một bạn và qua đó biết được một bác sỹ người Do Thái, mở dịch vụ y tế gia đình cho người nước ngoài sống ở Hà Nội. Thấy con hay bị viêm phổi nên rất lo, chị mang cháu Hoàng đến, nhờ bác sỹ khám.

Sau ít phút nghe tim phổi và quan sát đường nét trên khuôn mặt, rồi hai bàn tay cháu, người bác sỹ nói, phổi bình thường, nhưng cháu có hai biểu hiện bệnh lý khá nghiêm trọng: down syndrome và tim bẩm sinh.

Nghe xong, chị thấy như trời đất sụt dưới chân. Chị ôm đứa con nhỏ vào lòng, nước mắt trào ra. Chẳng lẽ linh cảm về “trời không cho ai tất cả” lại kết thúc như thế này ư. Nó lại rơi đúng vào đứa con trai bé bỏng đáng yêu của mẹ. Sự bất hạnh của người mẹ đã lên đến tột cùng.

Có lần vào bệnh viện chị đã chứng kiến một cháu bé 15 tuổi bị chết ngay trước mặt vì tim bẩm sinh. Cháu gái đó được đưa vào từ một bệnh viện của Hà Tây trong trạng thái nguy kịch. Họ đặt tạm cháu nằm gần giường của chị.

Cháu bé kia nói với mẹ là muốn ăn dưa hấu. Người mẹ liền hớt hải đi mua. Cháu nằm một mình, cựa quậy, nói gì đó. Một nữ bác sỹ đi qua thấy lạ nhưng cũng chẳng làm gì mà chỉ nói “Mẹ đi mua dưa hấu sắp về”. Ba phút sau bỗng cháu tím tái và ra đi ngay trước mặt mọi người.

Mẹ cháu mang miếng dưa hấu về thì thấy cháu đã tắt thở. Miếng dưa rơi trên sàn và người mẹ vật vã. Chết vì tim bẩm sinh của trẻ nhỏ thật đáng thương biết bao.

Khi biết tin con bị tim, chị bỗng nhớ lại cháu gái đã chết trên giường bệnh trước mặt mình. Đó là nỗi lo khủng khiếp của người mẹ.

Mang máng biết bệnh down liên quan đến khả năng phát triển về trí tuệ, nhưng chị không biết rằng, bệnh down làm người ta đau khổ suốt quãng đời còn lại, trong khi bệnh tim bẩm sinh có thể giết chết đứa trẻ bất kỳ lúc nào.

Đứa con của chị bị cả hai và được phát hiện vào lúc 9 tháng tuổi. Và hành trình chữa chạy cho con bắt đầu từ đây.

Đi gặp các bác sỹ hàng đầu về tim mạch tại Hà Nội, được cái lắc đầu, không ai dám mổ. Họ cho rằng, cháu còn nhỏ quá, và lại mắc cả bệnh down mà hiện nay trên thế giới cũng chưa có phác đồ điều trị. Có bác sỹ còn khuyên rằng, cháu chị còn bé, bị tim, bị down, không nên làm gì thêm. Chị còn trẻ nên sinh đứa khác.

Nghe câu chuyện trao đổi, một bác sỹ nước ngoài, có vợ là người Việt, hiểu láng máng tiếng Việt, đã nổi giận đến tím mặt. Ông không thể hiểu nổi, tại sao có những bác sỹ vô tâm đến thế, sao có thể thản nhiên trước những đau đớn đến tận cùng của đồng loại.

Ông bảo, mỗi đứa bé sinh ra đều có quyền được sống, chữa bệnh như hàng tỷ người khác. Rồi chính ông giới thiệu cho chị đến bác sỹ gia đình nói trên.

Đưa vào TpHCM, sau vài lần hội chẩn, không ai dám làm gì. Lý do, nguy cơ tử vong rất cao, vì tim đứa bé 9 tháng tuổi chỉ bằng quả cau nhỏ. Người ta lại khuyên rất vô tư  “chị nên mang cháu về, nuôi được ngày nào biết ngày đó. Cháu bị down, dù có chữa được bệnh tim, thì chị cũng khổ cả đời”.

Chị nhớ lại lúc đó, các bác sỹ đang hội chẩn mổ tim cho một cháu khác từ Đồng Tháp lên Sài Gòn. Họ quyết định mổ vì khả năng cứu sống rất cao. Nhưng họ đưa giá là 2000 đô la Mỹ, thì ông bố, một nông dân nghèo khổ xứ Nam Bộ, đứng như trời trồng, không thốt được lời nào, nước mắt ông chảy tràn trên khuôn mặt.

Gia đình nghèo quá, không thể đủ tiền chữa chạy nên ông đã mang con về quê để hy vọng điều kỳ diệu nào đó sẽ đến với con. Nỗi đau của người mẹ không thể chữa nổi cho con và nỗi thống khổ của người cha không có tiền trả bệnh viện có khác gì nhau. Cả hai đều đợi đứa con của mình một ngày nào đó bỗng từ giã cõi đời. Biết trước mà không thể làm gì được.

Về HN, chị tìm người bác sỹ nước ngoài trên và xin tư vấn. Ông bảo, không thể để đứa con chết được. Phải làm tất cả để cứu sống nó cho đến khi mọi lựa chọn đã cạn kiệt.

Thế rồi, ông gọi điện sang Singapore để tư vấn thì được biết những ca như thế họ làm thường xuyên. Chỉ có điều giá khoảng 30-40 ngàn đô la Sing (25 ngàn đô la Mỹ).

Khi hỏi hỏi có bao nhiêu tiền, chị thú thực, gia đình có khoảng 5000 đô la Mỹ sau khi bán hết đồ đạc quí giá trong nhà. Người bác sỹ chán ngán, nhưng ông không bỏ cuộc. Ông biết 40.000 đô la Sing kia bao gồm công của ca phẫu thuật chiếm tới một nửa. Biết đâu họ lại làm miễn phí cho người nghèo.

Lại điện thoại sang Singapore, sau nhiều hội ý giữa những người tham gia mổ và tin vui đã đến. Cả nhóm phẫu thuật sẵn sàng làm từ thiện để mổ cho con chị. Nhưng số tiền phải trả cho bệnh viện cũng tới 15.000 đô la Mỹ.

Không ai có thể giúp chị số tiền còn lại. Người bạn nước ngoài định tổ chức bữa ăn từ thiện để quyên góp cho cháu. Tuy nhiên, với tính cách của người Việt, anh chị không đồng ý vì sợ mang tiếng đi xin.

Thật may mắn, một người bạn gái vong niên bỗng gọi điện cho chị. Biết chuyện, cô bạn nói ngay là có thể cho vay 5000 đô la mà cô đã giấu chồng làm vốn riêng. Cô còn nói, lúc nào trả cũng được, nếu không thì thằng con lớn lên sẽ trả. Có lẽ tình mẹ bao la của hai người đàn bà đã cứu sinh linh bé nhỏ kia.

Cố vay mượn, gia đình rồi bạn bè quyên góp được khoảng 14.000 đô la Mỹ, lại được một người bạn tặng cặp vé máy bay, hai mẹ con bay sang Singapore.

Tới đây, chị tiết kiệm từng đồng để rồi nhìn mỗi hóa đơn hàng ngàn đô la ra đi không có ngày trở lại. Khi số tiền tiêu gần đến 14.000 đô la Mỹ thì cháu được quyết định mổ.

Chị được phép tiễn đứa con vào tận phòng mổ, bế đứa bé trên tay và đã nghĩ, đây có thể là lần cuối cùng nhìn thấy đứa con. Khi cháu nằm trên bàn mổ, cái mũ chụp xuống và cháu mê man. Chị phải ra khỏi phòng mổ.

Ba tiếng chờ đợi như dài hơn thế kỷ. Nhưng người bác sỹ tiến ra chỉ kịp giơ ngón tay cái lên (thumb up), ca mổ thành công ngoài mong đợi.

Để bạn hiểu bệnh tim bẩm sinh, HM xin tóm tắt như sau. Nếu sai sót, xin bạn đóng góp thêm.
Mỗi quả tim có 4 vách ngăn. Một vách đựng máu đen. Máu đen được đẩy sang phổi để lấy oxi và quay về ngăn máu đỏ để cung cấp cho cơ thể. Vách ngăn giữa đỏ và đen có lỗ thủng bẩm sinh nên máu đỏ không được bơm hết mà tràn sang ngăn máu đen.

Khi đứa bé còn nhỏ thì ít chạy nhảy, máu đỏ cần ít. Nhưng khi đã một tuổi thì hoạt động nhiều hơn và cần nhiều máu đỏ hơn. Khi vách ngăn bị thủng thì máu đỏ không đủ cung cấp cho cơ thể. Và nguy cơ tử vong là đây. Tim phải hoạt động nhiều trở thành to thì vô phương cứu chữa.

Đứa trẻ cần được mổ trước 1 tuổi. Cháu Hoàng đã được mổ đúng lúc. Chậm một chút thì không thể cứu.

Khi quay về Hà Nội, người bác sỹ nước ngoài kia mừng hơn cả người mẹ. Chị nói với ông, Chị sinh ra cháu, nhưng bác sỹ là người sinh cháu lần thứ hai.

Nhưng ông bảo, chính tình mẹ bao la của bà đã cứu sống đứa con. Tình mẹ đã giúp một sinh linh bé nhỏ khiếm khuyết thành một con người. Nó có tội tình gì nếu bị khuyết tật.

Chính chúng ta, những người bình thường, mới thành “tật nguyền trong tâm hồn” nếu không chịu chữa chạy và đối xử với những người khiếm khuyết như một con người.

Có người ta nói, con bị tật nguyền là do trời phạt. Nhưng cha mẹ, bác sỹ, y tá và cả xã hội không chịu chữa chạy và đối xử  với chúng một cách nhân văn thì chính chúng ta đã tiếp tay cho ông trời trừng phạt chúng một lần nữa. Chỉ khi mọi cố gắng đã hết mà không thể chữa trị thì đành vậy, con mình do trời sinh ra và trời đã lấy đi, lòng cha mẹ sẽ thanh thản.

Người chồng của chị mất khi con trai được 8 tuổi. Nỗi đau đè lên nỗi đau. Sau đó là câu chuyện chữa bệnh down rất dài mà HM không muốn viết ở đây. Xin hẹn lại trong dịp khác.

Nụ cười
Được Ngân hàng Nhà nước cử sang công tác định kỳ bên Washington DC, hiện hai mẹ con đang sống ở Virginia. Ngôi nhà ẩn hiện trong một khu rừng đẹp như cổ tích, lung linh như tình mẹ của chị.

Cháu Hoàng đón chúng tôi ở cửa, chào cô chú, chào các em. Từ khi sang Mỹ, cháu thay đổi hoàn toàn, vui vẻ, yêu đời vì cháu đang làm người.

Thấy nhà cửa sạch sẽ, khang trang. Hỏi ra mới biết, sau mỗi buổi học, cháu lau dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, giúp mẹ nấu cơm, đưa quần áo vào máy giặt, gấp chăn ga cho mẹ. Nhà đẹp đến nỗi cứ tưởng phải có cô Tấm nào đó giúp cháu.

Chị bảo tôi, trời không cho chị tất cả, nhưng không lấy đi tất cả. Đứa con bị down nay đang thay đổi rất nhiều, có thể nói hai thứ tiếng Anh và Việt song song. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ của người mẹ tảo tần bao năm tháng. Rất may, tình mẹ đã cứu đứa con. Nếu cứ vô tình như mấy vị bác sỹ kia thì chắc gì đã có ngày hôm nay.

Mỗi lần nhắc đến những ngày qua, chị không khỏi rơi nước mắt. Rồi chị bảo, chị muốn có một mái nhà yên ấm với vòng tay của một người đàn ông như bao người đàn bà khác.

Có biết bao gia đình yên ấm, trời cho tất cả, vợ chồng khỏe mạnh, con cái ngoan, tiền bạc dư thừa, chẳng có trời nào phạt. Nhưng sóng gió lại nổi lên từ những chuyện nhỏ. Không mắc bệnh tim hay down, mà do tâm hồn họ thật nghèo nàn, sự ích kỷ hay sự dối trá trong tình cảm của mỗi người đã làm tan nát gia đình, những đứa con bơ vơ, dù chúng sinh ra bình thường.

Thật lạ lùng, ngôi nhà hạnh phúc mà chị đang mơ thì kẻ khác đang tự phá. Chỉ khi mất đi rồi thì may ra họ mới hối hận, nhưng đôi khi việc đó trở thành quá muộn.

Viết tới đây, tai tôi vang lên mấy câu thơ của Bùi Minh Quốc nói về sự vô tình của người đời đã làm hạnh phúc tuột ra khỏi tầm tay Có bao giờ trên đường đời tấp nập// Ta vô tình đã đi lướt qua nhau// Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất// Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu”, dù nó chả ăn nhập gì với entry này.

Bài: Hiệu Minh. 21-09-2010. Ảnh trong bài do chị Thủy cung cấp.

Entry này mến tặng chị Nguyễn Thị Thu Thủy, Special Adviser to Executive Director – Cố vấn đặc biệt của Giám đốc cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Washington DC.

Saturday, September 11, 2010

Recipé

Pancake

- 225gr bột mì
- 6gr bột nở
- 14gr đường
- 2gr muối
- 1 quả trứng gà
- 175ml sữa
- 20ml dầu ăn
- 10g bơ

- Đánh trứng đến khi thật mịn, hoặc là cho đến khi có bọt rùi trộn trứng, sữa, bơ, và dầu thực vật với nhau sau đó mới đến bột mì, đường, bột nở và muối.
- Làm nóng chảo rồi đổ bột bánh vào. Để bánh trên chảo cho đến khi trên bánh xuất hiện sủi tăm và phồng.
- Để thêm 1 lúc nữa đến khi nào bánh vàng rồi lật lại.

Lưu ý: 1> Để bánh lên không cần dầu ăn.
2>Tránh dính nước vào hỗn hợp.


Mojito

1.25 oz Captain Morgan® Original spiced rum
12 mint leaves
1 tbsp sugar
0.5 oz lime juice
2 oz soda

Place mint leaves in bottom of glass. Add crushed ice, Captain Morgan Original Spiced Rum, sugar, and lime juice, and muddle. Add soda water and garnish with mint leaves.


Read more: Mojito recipe http://www.drinksmixer.com/drink582.html#ixzz1MIZDGmf0

Friday, July 16, 2010

Bị trộm tấn công, chống cự tương xứng sẽ không bị kết tội

http://vnexpress.net/gl/phap-luat/tu-van/2010/08/3ba1edf6/

"Khi bị trộm tấn công bằng dao, bạn phòng vệ và gây chết người, nếu hành vi của bạn lúc ấy được coi là cần thiết, buộc phải chống trả tương xứng để ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra với mình hoặc người thân thì được coi là phòng vệ chính đáng và sẽ không phạm tội", luật sư Thúy Hằng tư vấn.

Để kết luận hành vi của một người có phạm tội hay không phạm tội gì, cần căn cứ trên rất nhiều yếu tố, như trong trường hợp của bạn cần xem xét rõ chi tiết hoàn cảnh xảy ra vụ án, hành vi cụ thể của nạn nhân (tên trộm), nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân (vị trí thương tích, một hay nhiều vết thương, do tác động vào một vị trí nguy hiểm trên cơ thể hay bị nhiều người đánh, “đánh đến chết” …), hung khí, số người tác động đến cơ thể nạn nhân dẫn đến cái chết.

Xem xét các quy định của pháp luật hình sự và đối chiếu với trường hợp của bạn (chúng tôi giả định rằng bạn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của pháp luật), chúng tôi xin được đưa ra các khả năng gần nhất có thể xảy ra như sau:

Thứ nhất, nếu hành vi của tên trộm khi đó là tấn công bạn hoặc người thân của gia đình bạn với hung khí nguy hiểm là con dao, bất chấp tính mạng của người khác để nhằm mục đích chạy trốn, vì vậy bạn không còn cách nào khác phải tấn công lại nhằm phòng vệ và ngăn chặn hành vi nguy hiểm của tên trộm và đã dẫn đến hậu quả là tên trộm bị bạn đánh chết. Nếu hành vi của bạn lúc ấy được coi là cần thiết, cấp thiết buộc phải phản ứng, phải chống trả lại một cách tương xứng để ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra với mình hoặc người thân thì hành vi của bạn được coi là phòng vệ chính đáng và sẽ không phạm tội (Theo quy định tại khoản 1, Điều 15, BLHS).

Tuy nhiên để kết luận được điều này còn cần xem xét đến các yếu tố như vết thương, nguyên nhân gây ra cái chết của tên trộm như thế nào, do 1 hay nhiều vết thương gây ra, vị trí vết thương? Nếu sau khi bị chống trả lại mà tên trộm đã không thể gây nguy hiểm được cho người khác nữa (như bị đánh bay mất dao, bị ngất…) mà bạn hoặc gia đình bạn vẫn tiếp tục đánh dẫn đến cái chết của người này thì khi đó không thể coi là phòng vệ chính đáng được nữa và bạn và những người gây ra cái chết của tên trộm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi của mình.

Thứ hai: Nếu tên trộm mặc dù cầm dao nhưng không có biểu hiện của việc dùng con dao này để gây thương tích, làm nguy hại đến bạn và gia đình (như giơ dao lên đòi đâm, chém; vung dao chém loạn xạ) mà chỉ dùng chân, tay để thực hiện hành vi vũ lực, làm náo loạn, nhưng bạn đã có hành vi đánh chết tên trộm (bằng cách đánh một gậy vào đầu, vào gáy; hoặc dùng dao đâm, chém làm tên trộm chết ngay lập tức …) thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” vì hành vi phản ứng của bạn rõ ràng là quá mức cần thiết, không tương xứng với hành vi của tên trộm.

Trường hợp này, hành vi của tên trộm chưa cho thấy biểu hiện của việc xâm hại đến tính mạng của bạn và gia đình, nhưng bạn đã đã giết tên trộm với ý thức nhằm bảo vệ tính mạng của gia đình và mình thì bạn đã thể hiện sự phòng vệ quá mức cần thiết.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 15 BLHS, thì “phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.

Trong khi đó, khoản 2, Điều 15, BLHS, quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, nếu bạn làm chết người trong trường hợp chúng tôi giả định ở trên thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96 Bộ Luật hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với mức “phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Thứ ba, trường hợp tên trộm có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng bạn hoặc người thân của mình và bạn đã chống trả một cách cần thiết tuy nhiên sau khi “khống chế được tên trộm” khiến hắn không thể gây nguy hiểm được cho mọi người nữa, thậm chí không thể phản ứng được nữa như đã bị ngất, đã bị mọi người bắt, giữ…. nhưng bạn và gia đình vẫn tiếp tục đánh đập như chúng tôi đã nêu ở trên thì bạn và những người tham gia có thể phải chịu trách nhiệm về tội giết người hoặc cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, tùy theo mức độ tác động của mọi người vào cơ thể nạn nhân, nguyên nhân dẫn đến cái chết cũng như nhận thức, mục đích của mọi ngươi khi thực hiện hành vi này. Trong trường hợp này sẽ được xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ như nạn nhân cũng là người có lỗi, phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh…

Đối với người thân trong gia đình bạn, nếu cùng tham gia với bạn (với vai trò giúp sức, tổ chức, xúi giục) thực hiện những hành vi theo quy định của BLHS mà thuộc trường hợp bị coi là tội phạm như chúng tôi đã viện dẫn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm.

Như vậy, căn cứ vào các khả năng mà chúng tôi giả định ở trên, bạn có thể đối chiếu với trường hợp cụ thể của bạn để có thể giải quyết những vướng mắc của mình trên cơ sở quy định của pháp luật.

Luật sư Trần Thị Thúy Hằng
Công ty Luật Đại Việt
Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Trên Vnexpess.net
Thế mà bao năm nay cứ nghĩ ở Việt Nam không được phép phòng vệ chính đáng!