Sunday, December 18, 2011

Giọt nước mắt của lề phải


Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được một phủ lớp hào quang.

Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm…

Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi.

Người ta cũng có thể nghĩ nhà báo Việt Nam là một lũ cừu, cứ sểnh ra là viết sai, viết láo, viết không có lợi cho tình hình chung, làm phương hại tới quan hệ giữa Việt Nam và một quốc gia nào đó.

Người ta còn nghĩ nhà báo Việt Nam là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Không đếm được có bao nhiêu lời mạt sát “lề phải” trên mạng: “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”…

Tuy nhiên, không thể tóm gọn diện mạo của cả làng báo Việt Nam trong một vài tính từ tích cực hay tiêu cực nào. Vì họ có tất cả những gương mặt ấy, khía cạnh ấy. Và dù thế nào đi nữa, trong đội ngũ các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng (cách gọi khác của từ “đàn cừu”), vẫn luôn có những nhà báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được đến cho độc giả.

Tôi kính phục họ - những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. Thật tiếc là, dẫu vô cùng muốn viết về họ, nhưng ngay cả lúc này, tôi vẫn cứ phải giấu tên các nhà báo ấy, để họ ở yên trong trận tuyến của họ - vì lẽ mọi lời nói ám chỉ đến họ đều có thể trở thành thông tin chỉ điểm.

“Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này…”

Họ trước hết là những người rất thông minh, sắc sảo. Và chúng ta đều hiểu là, một người có đầu óc thông minh, sắc sảo, biết xét đoán và biết phản biện, sẽ không bao giờ chấp nhận sự định hướng, lừa mị, bưng bít. Không thể che mắt họ bằng lối nhồi sọ của thế kỷ trước.

Họ cũng “phản động” chẳng kém bất kỳ nhà báo tự do, blogger lề trái nào. Nhưng trong hoàn cảnh của họ, họ không thể thoải mái viết bài phê phán, chỉ trích rồi đưa lên mạng tùy thích. Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu.

Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận?

Không có họ, ai đưa những phát ngôn “đỉnh cao trí tuệ” trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói “bất hủ”, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà?

Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận.

Không có họ, ai viết về mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ “trên thiên đình”, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng.

Cũng có những lúc lề trái và lề phải “phối hợp tác chiến” một cách rất hoàn hảo. Hình ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu tình mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả bình luận: “Báo Thanh Niên đã góp sức để người dân thể hiện lòng yêu nước một cách an toàn – và quý báo cũng… an toàn!”.

Họ cũng ra đi. Ra đi nhiều lắm. Cứ sau mỗi vụ tờ báo nào đó bị xử lý, rất có thể là lại có hàng loạt người “bay”. Nhất là với cái thứ văn hóa đổ vấy của người Việt Nam, khi một loạt bài được “trên” biểu dương, thì lãnh đạo tòa báo hưởng, mà khi loạt bài bị “đánh” thì chỉ có thằng đánh máy, con sửa mo-rát là chết, mà lại là chết trong âm thầm, không ai hay biết.

Cũng nhiều người tự động bỏ đi, vì chán ngán, vì bế tắc. Một trong những người ấy đã gửi tôi một dòng tin nhắn mà không bao giờ tôi quên được: “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”. (1)

Vì nhân dân

Năm 2009, trong một bài về “Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975”, tôi đã viết: “… nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt”. Đó thực chất là điều tôi muốn nói về báo chí Việt Nam sau năm 1975. Tôi không biết trong cuộc chiến thầm lặng chống lại sự bưng bít, bóc trần cái xấu, thúc đẩy sự minh bạch, bao nhiêu nhà báo đã lau nước mắt.

Chiều 2/8/2011. Ngày ấy, ở Hà Nội diễn ra hai sự kiện: phiên xử phúc thẩm TS. Luật Cù Huy Hà Vũ và cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, với nội dung thông báo kết quả điều tra vụ “đạp mặt người biểu tình”.

Cảm giác “lạnh người” khi nghe tin ấy: Bộ Công an tổ chức họp báo ngay tại Thành ủy Hà Nội (giữa trung tâm thủ đô) để thông báo kết quả điều tra, và trước đó, tin đồn ít nhiều rằng đã có những cuộc tiếp xúc, điều đình giữa công an và người biểu tình bị đạp mặt – anh Nguyễn Chí Đức. Chúng tôi đều hiểu rằng, không có lý gì mà công an tự tin đến thế. Chắc là sẽ có một diễn biến gì đó…

3 giờ chiều, từ ngoài đường, tôi gọi điện cho bạn (vừa ở cuộc họp báo ra):

- Tình hình sao rồi mày?

- Xong rồi. Họ bảo tay Đức chống đối, ngồi bệt xuống đất, nên công an phải khiêng lên xe đưa về đồn. Ông Đức cũng bảo không bị ai đánh, viết tường trình nói rõ thế rồi.

- Còn cái clip kia?

- Không xác định được có phải là giả không.

- Thế bây giờ mày định…?

- Thì về viết bài, có thế nào viết như thế chứ còn định gì. So what? (thế thì sao)

- So what cái cục cứt! – chưa bao giờ tôi thô lỗ như thế trên điện thoại di động. – Mày định thế nào? Mày muốn cứ thế mà tương vào bài à? Mày không hỏi Chí Đức lấy một câu à?

- Mày muốn gì? Có giỏi thì mày viết đi, viết xem có đăng được không?

Hai người chửi nhau một trận nảy lửa trên điện thoại.

- Đừng có vô lý thế. Mày phải hiểu là không thể khác được. Trong trường hợp này tao chỉ có thể làm hết sức mình là phản ánh lại đúng sự việc qua lời của công an, và sẽ ghi rõ là “theo kết luận điều tra”. Thông tin được chừng nào tới người đọc tốt chừng ấy. Mày viết theo kiểu đa chiều, lấy ý kiến Chí Đức, xem có đăng được không? Sao cáu kỉnh vô lý thế? Có phải lỗi của tao không?

Đến lượt tôi ngồi bệt xuống đất, tay run bắn lên vì giận. Phải, chính tôi mới là kẻ vô lý. Tại sao tôi lại gầm lên trên điện thoại, lại văng tục với bạn tôi – nhà báo mà tôi nể phục, quý trọng, nhà báo mà tôi vẫn thường yêu mến bảo: “Như John Lennon và Paul McCartney, hai ta song kiếm hợp bích”. Tại sao tôi lại nói bạn như thế, trong khi cả hai đều hiểu ai là những kẻ phải chịu trách nhiệm về tất cả chuyện này.

Bất cứ người làm báo chuyên nghiệp nào cũng hiểu quá rõ rằng, “trung thực, khách quan, công bằng” là các nguyên tắc đạo đức hàng đầu; và nếu ở một nền truyền thông đa chiều như phương Tây, thì sau khi dự một cuộc họp báo của cơ quan công an như thế, việc tiếp theo phóng viên phải làm là phỏng vấn “phía bên kia”, tức là nạn nhân Nguyễn Chí Đức, để xem anh có ý kiến như thế nào, có thực anh đã viết tường trình khẳng định mình không bị đạp mặt hay không.

Nhưng báo chí nước mình nó khác, khác ghê lắm. Mà chẳng riêng báo chí, nói chung là cái nước mình nó khác. Video clip ghi lại hình ảnh vụ đạp mặt không được thừa nhận một cách thản nhiên. Cuộc họp báo của cơ quan công an, tổ chức tại Thành ủy Hà Nội, không có mặt Nguyễn Chí Đức, cũng không mời bất cứ một ai trong số những người đã ký kiến nghị đề nghị xử lý nghiêm vụ đạp mặt công dân. Kết luận chỉ hàm ý đơn giản là Nguyễn Chí Đức ăn vạ. Hỡi ôi, cả một hệ thống xông vào vùi dập một công dân! Và chúng tôi đã chẳng thể làm gì để bảo vệ công dân ấy.

Nhưng bạn tôi nói đúng. Chúng tôi không làm khác được. Trong một nền báo chí được định hướng chặt chẽ, sát sao. Trong một nền truyền thông nơi “quyền bình luận” của nhà báo bị triệt tiêu sạch sẽ – đừng hỏi vì sao báo chí (lề phải) Việt Nam bao năm qua không có nổi một cây viết bình luận cho ra hồn; phóng viên, nhà báo đâu có cái quyền ấy; nó là quyền của lực lượng “chống âm mưu diễn biến hòa bình” kia. Trong một nền truyền thông nơi báo chí bị coi như công cụ, nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Thì người làm báo phải lựa chọn. Hoặc là im lặng để cố gắng đưa được thông tin tới bạn đọc chừng nào tốt chừng ấy. Hoặc ra đi.

Và trong cuộc chiến lặng thầm đưa thông tin tới bạn đọc, nhiều nhà báo chỉ còn biết gạt nước mắt, thở dài mỗi khi bị hiểu nhầm, bị nghe chửi (oan) là “lưỡi gỗ”, “chó lợn”, “ngu xuẩn”… Đôi khi, họ làm tôi nhớ đến một câu hát buồn:

Many times I’ve been alone,
and many times I’ve cried.
Many ways you’ve never known,
but many ways I’ve tried…” (2)

Ngước mắt nhìn trời…

Năm 2011 khép lại bằng một vài sự kiện, trong đó có chuyến về nước của GS. Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt. Một trong những nhà báo thầm lặng mà tôi cũng rất yêu mến, khi tôi hỏi “có theo sự kiện này không”, đã trả lời: “Khi thất vọng với mặt đất thì là lúc nên nhìn lên trời”.

Dẫu là một câu nói đùa, nhưng nó đúng. Nhìn lên trời cũng là một cách để bớt ức chế với mặt đất. Nếu không ngước mắt nhìn trời, họ – những nhà báo vẫn cố gắng bám trụ với nghề, chấp nhận cay đắng, chấp nhận sự định hướng của một lực lượng mà năng lực truyền thông hẳn nhiên là thua xa họ – sẽ không chịu nổi bao nhiêu bụi bặm, rác rưởi.

Thôi thì chúng ta có thể hy vọng rằng, mọi việc được làm trên thế giới này đã được tiến hành bằng hy vọng.


Ghi chú:

1. Tiểu thuyết “Suối nguồn” (The Fountainhead, 1943) của Ayn Rand.
2. Ca khúc “Con đường dài và khúc khuỷu” (The Long and Winding Road, 1970) của “The Beatles”.
3. “Everything that is done in the world is done by hope” (Martin Luther).

Đoan Trang

Saturday, September 17, 2011

Cô bé quàng khăn đỏ *



Ngày xửa ngày xưa có một cô bé, cô rất xinh xắn và dễ thương tuy rất ngoan nhưng cô lại hay chơi trội. Một trong những sở thích của cô là nổi bật ở bất cứ đâu. Vì vậy cô chọn cho mình màu đỏ.

Một lần cô vào rừng ... à không cô phải đi qua rừng để mang bánh đến biếu bà vì bà của cô đã già lắm rồi mà lại chỉ sống có một mình ở bên kia cánh rừng. Vì thế nên thay vì đón Bà về ở chung bố mẹ cô bé quàng khăn đỏ thường bắt cô băng rừng mang bánh cho bà.

Trong khu rừng có nhiều thứ rất nguy hiểm. Mẹ cô bé đã dặn vậy. Đặc biệt là Chó sói và Bác thợ săn.
Khăn đỏ biết thế liền chọn lấy chiếc áo choàng đỏ thắm khoác lên mình rồi đi vào rừng. Nhưng lập tức cô quay trở lại nhà ngay vì cô quên không mặc gì bên trong áo đã thế lại quên luôn cả bánh mất rồi còn đâu.

Thế rồi Khăn đỏ đi vào rừng.

Lại nói về chó sói. Vì trong rừng toàn thứ nguy hiểm nên sói cũng sợ lắm nhưng cái đói ló cái liều. Nó bụng bảo dạ thay vì ngồi chết đói ta phải trở thành kẻ xấu.Sau khi quyết định Sói đi thẳng đến nhà Bà nội Khăn đỏ.
Nó đứng ở ngoài hồi lâu rồi bất chợt chạy lại bên cửa sổ nhìn vào. Nó nhìn một hồi lâu rồi lẳng lặng bỏ đi chỉ để lại một bãi nôn ở cổng.
Một lát sau Bác thợ săn mở cửa bước ra.
Nhân dịp nói về Bác thợ săn. Bác này nổi tiếng là người tốt. Ai cũng bảo thế cả. Thế thôi!

Trở lại với Khăn đỏ yêu quý. Cô đi băng băng qua rừng màu áo choàng đỏ tươi phấp phới chói lọi như một quả bomb di động.
Chó sói sau khi rời khỏi nhà Bà nội cũng thơ thẩn đi vào rừng. Bỗng nó nhìn thấy Khăn đỏ đang từ xa bước tới. Không kip suy nghĩ lôi thôi nó nhảy ra chắn đường.
-Con bé kia... Sói hỏi.
-Bà ơi sao mắt bà to thế! Khăn đỏ đáp.
-Hả? Sói lại hỏi.
-Bà ơi sao tai bà to thế?Khăn đỏ lại hỏi.
-Cái gì cơ? Sói lại hỏi tiếp.
-Bà ơi sao mũi và to thế? À quên mũi bà to thật! Bà ơi sao răng bà to thế?
-Răng nào? Sói ngạc nhiên lắm.
-Bà ơi cái quái gì thế kia? Khăn đỏ tay bịt mắt tay chỉ vào người Sói.
Sói xấu hổ vội lấy tay che. Nhưng rồi nghĩ lại liền đáp.
-Cái quái này là để ăn thịt cháu được ngon hơn. Nói dứt lời liền vồ lấy Khăn Đỏ lôi vào bụi rậm ngấu nghiến. Một lát sau người ta chỉ còn nghe thấy tiếng hét của Khăn đỏ và tiếng khóc thút thít của Sói.
Cuối cùng Khăn đỏ bước ra chỉnh lại áo choàng quay lại nhìn Sói trìu mến hỏi:
-Sói ơi! Có biết tại sao áo em đỏ không?
Rồi quay lưng đi luôn.
Từ đó không ai nhìn thấy Sói nữa.

Còn về bác thợ săn thì sao? Lúc này Bác thợ săn lại vừa từ nhà bà nội Khăn đỏ bước ra. Bác vấp vào giỏ bánh ở cạnh cửa sổ. Cánh đấy không xa có hai bãi nôn, một của chó Sói.
Bác Thợ săn này nổi tiếng là người tốt. Ai cũng bảo thế cả. Thế thôi!
À quên! Từ đó người ta cũng chẳng thấy Khăn đỏ đâu nữa.

Truyện không biết của ai, nhưng hay!

Friday, September 9, 2011

Đột quỵ (Tai biến mạch máu não)


Một buổi tiệc ngoài trời, Ingrid trượt chân và bị ngã nhẹ, bạn bè của cô định gọi bác sĩ nhưng Ingrid bảo đảm rằng mình khỏe thôi, chỉ vấp một viên đá vì đôi giày mới. Bạn bè chùi sạch và lấy cho Ingrid một đĩa thức ăn khác. Cô có vẻ run nhẹ, nhưng rồi Ingrid tiếp tục cuộc vui suốt buổi tối.

Sau bữa tiệc, chồng Ingrid gọi báo tin cho mọi người là vợ ông đã vào bệnh viện và đã chết hồi 6 giờ tối, Ingrid đã bị đột quỵ trong buổi tiệc ban chiều. Nếu mọi người biết cách phát hiện ra sự đột quỵ thì có thể hôm nay Ingrid còn ở với họ. Một số người đột quỵ thoát chết nhưng lại rơi vào tình trạng vô vọng, vô phương.

Mời bạn dành một phút để đọc bài này:

Một bác sĩ thần kinh nói rằng nếu ông ta tiếp nhận bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ông có thể hoàn toàn cứu được, hoàn toàn! Ông nói bạn nên biết một mẹo nhỏ để nhận ra chứng đột qụy và đưa bệnh nhân đến chuyên viên y tế trong vòng 3 giờ đồng hồ để được cứu.

Đôi khi thật khó nhận ra dấu hiệu của sự đột quỵ. Bất hạnh thay, sự thiếu hiểu biết nhiều khi có nghĩa là tai họa. Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương nghiêm trọng não nếu như người thân không nhận ra các biểu hiện của chứng đột quỵ.

Ngày nay, các bác sĩ nói rằng những người qua đường bắt gặp cũng có thể phát hiện đột qụy bằng cách hỏi 3 câu đơn giản sau :

- (Cười) Yêu cầu người ấy cười
- (Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu đơn giản, ví dụ: "Hôm nay trời nắng"
- (Đưa tay lên) Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.

Nếu người ấy tỏ ra khó khăn với bất cứ một câu yêu cầu nào trên đây thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và mô tả các dấu hiệu này cho người tiếp nhận.

Một dấu hiệu khác để nhận diện Đột quỵ là yêu cầu người đấy thè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ.

Nếu bất cứ ai nhận được tờ tin này nếu chịu chuyển cho 10 người khác thì bạn có thể chắc rằng: có it nhất một người đột qụy được cứu sống bởi có người đọc và làm theo lời của bạn.

Thông tin thêm:
Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay. 
Nguyên do:
- Tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ của động mạch não, thuyên tắc do xơ vỡ động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).
- Vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.
- Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh. 
Các yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ:
Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu. 
Những việc có thể làm trước khi xe cấp cứu tới:
- Quan sát và hỏi bệnh nhân để biết bệnh nhân còn tỉnh táo (ý thức bình thường) hay lẫn lộn, lơ mơ hoặc hôn mê (rối loạn ý thức). Kèm theo dấu hiệu đại tiểu tiện không tự chủ chứng tỏ bệnh nhân đã mất ý thức.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh: cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân vào bệnh viện lớn có uy tín về cấp cứu tai biến mạch máu não.
- Nếu bệnh nhân hôn mê: cần xem bệnh nhân đang còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm, hay đã ngừng thở..., vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và cho não. Nếu toàn bộ não thiếu oxy quá 3 phút thì dù cho cấp cứu tim đập lại cũng không cứu được não, y học gọi là mất não, hoặc chết não.
- Kiểm tra nhịp tim và huyết áp ngay nếu có thể. 
Đặc biệt lưu ý với người nhà hoặc người chứng kiến bệnh nhân đột quỵ não:
- Bệnh nhân đột quỵ não có thể bị một trong hai dạng: chảy máu não do vỡ mạch hoặc nhồi máu não do tắc mạch. Hai bệnh này đối nghịch nhau hoàn toàn về nguyên nhân, cơ chế và cách điều trị. Các bác sỹ chuyên khoa cũng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài để xác định chẩn đoán. Vì vậy, không được mạo hiểm tự điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là các động tác như bấm huyệt nhân trung, châm cứu, đánh gió... Những tác động đó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân mà chúng ta vô tình không biết.
- Tuyệt đối không được cho bệnh nhân uống thuốc đông y khi vừa bị đột quỵ. Thuốc phổ biến hiện nay đang lưu hành tự do không có kiểm soát trên thị trường là viên thuốc Trung Quốc "An cung ngưu hoàng hoàn", hay gọi là viên "An cung", hoặc đơn giản hơn gọi là viên thuốc Tàu... Sở dĩ mọi người biết và tìm mua thuốc này cho bệnh nhân nhiều hơn là biết thuốc này thực sự có tác dụng gì, bệnh nhân đang bị bệnh gì và nên được điều trị ở đâu, là vì tâm lý a dua nghe theo lời truyền miệng trong cộng đồng. Thuốc này hiện nay được những người bán cung cấp dễ dãi với giá hàng triệu đồng 1 viên, ai cũng mua được cho bất kể ai bị tai biến mạch máu não: dù là người già hay trẻ, nam hay nữ, bị chảy máu hay nhồi máu, đang tỉnh táo hoặc đã hôn mê, đang hồi sức trong viện hoặc đã về nhà, thậm chí chưa bị tai biến đã mua dự phòng...!
- Thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR), nếu cần phải dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân (hô hấp miệng-miệng) nếu thấy bệnh nhân ngừng thở.
- Không được cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân, trong trường hợp tai nạn, đầu hoạc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Để bệnh nhân trong tư thế thoải mái. Nới lỏng quần áo.
- Không được cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt và sẽ gây nghẹn.
- Không được dùng ax-pi-rin (aspirin). Mặc dù ax-pi-rin có thể làm giảm cục máu đông trong trường hợp tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống ax-pi-rin trong ngày, cần phải báo với bác sỹ cấp cứu.
- Thở sâu. Thở chậm và sâu giúp bệnh nhân bình tĩnh và đưa máu lên não nhiều hơn. Để người bệnh nằm xuống và nói chuyện với người bệnh để họ bình tĩnh.
- Giữ đầu mát và thân ấm. Nếu có đá lạnh, có thể chấm nhẹ qua đầu người bệnh để giữ mát. Bọc đá trong khăn để không quá lạnh. Giữ mát đầu để giảm phản ứng phù nề khi tai biến và có thể giúp người bệnh đỡ cảm thấy đau đầu. Giữ thân ấm bằng áo khoác hoặc chăn sẽ giảm được nguy cơ co giật (sốc).
- Có thể liên hệ với một trung tâm y tế hoặc với bác sỹ thần kinh để được tư vấn sớm trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện. 
Phòng ngừa Đột quỵ
- Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính.
- Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin.
Công nghệ dự báo chuỗi thời gian bằng mạng nơ-ron nhân tạo còn cho phép dự báo huyết áp của bệnh nhân trong một số ngày tiếp theo căn cứ và số liệu huyết áp của bệnh nhân đó trong quá khứ.

Wednesday, August 17, 2011

Larry King: Tôi chả học được gì khi tôi nói


Phong cách phỏng vấn của ông?
Tôi không thể hiện. Tôi không dùng từ "tôi". Khi ngươì phỏng vấn nói: "Tôi tự hỏi.." hoặc "Để tôi hỏi anh điều này..." thì đó đã là sai rồi. Đó là anh ta hỏi cho mình. Tôi chỉ hỏi những câu hỏi ngắn, thường gồm 2-3 câu. Nếu mất đến 3 câu, đó là một câu hỏi tồi. Tôi không có sân khấu cho mình. Tôi không lên sóng để làm khách mời lúng túng, để kết thân với khách mời, hoặc để hạ gục khách mời. Tôi ở đó để học.

Khi phỏng vấn các nguyên thủ cần phải chuẩn bị thể nào?
Càng có ít thời gian (phỏng vấn), càng phải chuẩn bị nhiều hơn.

Khi khách mời là ngươì không cùng quan điểm, ông dẫn dắt cuộc phỏng vấn thế nào?
Tôi để cái tôi của mình ở ngoài cửa. Tôi cố gắng hỏi những câu hỏi tốt nhất, chứ không mang quan điểm của mình vào đó. Bởi nếu làm thế, chương trình có thể thú vị, nhưng khán giả chả thu được gì.

Cách ông tiếp cận những chủ đề khó?
Nếu phỏng vấn Bin Laden, câu hỏi tồi nhất sẽ là "Tại sao ông lại đánh bom các tòa nhà?" Cách tốt nhất sẽ là hỏi "Điều gì đã mang ông ra khỏi gia đình mình?" "Điều gì đã khiến người đàn ông này, sinh ra trong một gia đình giàu có ở Trung Đông, lại bỏ nó ra đi? Tại sao ông muốn sống trong núi thay vì trong biệt thự?" Những câu hỏi này cho thấy tôi tò mò về ông ta. Tôi muốn biết điều gì đã khiến ông ta làm những điều mà ông ta đã làm. Chẳng ai sáng sáng chải đầu trước gương mà nhắc đi nhắc lại rằng "Tôi là con quỷ. Tôi là kẻ khủng bố và mọi ngươì đều căm hận tôi." Bin Laden không làm thế. Hitler không làm thế. Stalin không làm thế. Họ đều nghĩ rằng những gì họ làm là đúng. Tôi sẽ phỏng vấn để hiểu, và để mọi ngươì hiểu họ hơn.

Điều gì làm nên một người trả lời phỏng vấn tốt?
Không quan trọng họ là ai, họ cần có đam mê với điều họ làm, khả năng diễn giải điều đó thật tốt, một chút hài hước, khả năng tự phản kháng, và hy vọng là một chút quá khích khi chỉ trích ai đó.

Tại sao có vẻ như không ai từ chối trả lời phỏng vấn của ông?
Có lẽ bởi họ biết họ sẽ được hỏi những câu hỏi hay và ngươì hỏi họ là người trung thực. Họ biết họ sẽ không bị biên tập vì là truyền hình trực tiếp, và họ sẽ được biến đến vòng quannh thế giới.

Có vị khách mời nào mà ông luôn mong được phỏng vấn?
Fidel Castro. Ông ấy là người lãnh đạo một quốc gia lâu hơn bất kỳ ai. Bin Laden. Còn ai nữa? Giáo hoàng.

Một bài học lớn sau nhiều thập kỷ làm phỏng vấn?
Tôi chưa từng học đại học. Tôi học qua nghề. Anthony Quinn từng nói với tôi rằng: tò mò là cách giáo dục tốt nhất." Nếu bạn tò mò, bạn sẽ học được rất nhiều thứ mỗi ngày. Tôi là loại ngươì mà bạn không muốn ngồi cạnh khi ở trên máy bay. Tôi quan tâm đến mọi thứ xung quanh tôi. Tôi quan tâm xem bạn làm gì và vì sao bạn làm nó.

Lời khuyên của ông cho những ngươì muốn làm phỏng vấn truyền hình?
Hãy là mình. Hãy tò mò. Hãy lắng nghe. Việc bạn lắng nghe còn quan trọng hơn những điều bạn sẽ hỏi. Phương châm của tôi là: Tôi sẽ chẳng học được gì khi tôi nói.

(Tạp chí Emmy, số 1/2011).


10 Questions for Larry King


Whom do you most want to interview that you haven't yet?
Fidel Castro certainly. Always wanted to interview a Pope. Any Pope. And J.D. Salinger, who is probably the most impossible interview to get. The Catcher in the Rye had a major impact on me. I'd ask him, "Where'd you go? Why'd you stop writing? Did you run dry after four books?" That just boggles me. That's something I could never do. Disappear from the scene.

What has allowed you to last so long on the job?
Longevity is impossible to explain. I never wanted to do anything else but be a broadcaster. I'm talking about age 5. I wanted to be on the radio, then I wanted to be on television. I never thought I'd be seen worldwide. We almost called the book What Am I Doing Here?

Do you agree with the perception that you ask soft questions?
Don't agree with it. I'm not there to pin someone to the wall. If I were to begin an interview with Nancy Pelosi and say, "Why did you lie about torture?" the last thing I will learn is the truth. I'd be putting them on the defensive to make me look good. At that point, they're a prop. To me, the guest is not a prop.

Are you concerned about the popularity of ideologically charged news programs?
I'm not concerned, because all things are cyclical. Hopefully, the good, straight, thoughtful, in-depth interview will always be around. There's something I learned long ago: I never learned a thing when I was talking. So these shows where the host is on 90% of the time and the guest 10%, I don't get it.

Which interview has surprised you the most?
The Watergate villain G. Gordon Liddy. I don't like to make preimpressions, but I expected not to like him. And I really liked him. I thought he was wacko, but wackos can be fun. I loved his passion. I loved his sense of humor. He was a true character and therefore duck soup for an interview.

You've taken heat for having tabloid guests on your show. How do you feel about that?
I don't know that I deserve the heat, because I don't pick the guests. Never pick the guests. And a lot of times, I don't like it either. However, when the light goes on, I've got a job to do. So if we have to discuss the missing child or the beauty star who's divorcing her husband, it's the nature of the beast. You have to do it. I never throw away a show.

How many pairs of suspenders do you have? 
Never counted 'em. But my guess would be--there are suspenders in New York and Washington and, of course, at my home in Los Angeles--150. But they can't be clip-ons. Every pair of pants I buy--jeans, anything--we sew in the suspender buttons.

How do you deal with guests you don't like?
Well, I'm a professional, and my job is to be a conduit. My personal opinion does not count. I don't use the word I. It's irrelevant. The only thing that counts is the guest. So is it harder to interview someone you don't like? You bet. But you gotta suck it up.

What has been your most awkward interview?
Robert Mitchum, who was one of my favorite actors, drove me nuts. Every answer was one word. "Yep. Nope. Maybe. Not sure. Sure." I never got through to him. It got so bad that I wound up asking him what he had for dinner. And when he finished, he said, "How did I do?"

What does life after Larry King Live look like to you?
As Milton Berle said, "Retire? To what?" I don't envision retirement. I'm not a good sitter-arounder, if that's a term. It doesn't suit me.

Friday, August 12, 2011

What is Panic Attack?

The best way to answer the question "What is panic attack?" is to examine how a panic attack feels. Even if you aren't sure you suffer from panic attacks, you know what they feel like. Why?

Have you ever been in a dangerous situation? Perhaps you had to walk alone across a dark parking lot late at night, and realized that there were footsteps behind you. Perhaps you were driving on a lonely stretch of road, only to have the car behind you speed up, pass you, and suddenly slow to a crawl as if the driver intended to stop and block your way. Whatever the circumstances, you almost certainly experienced shortness of breath, tingling in your upper body, nausea or a clenching of your stomach, and a racing heartbeat.

Those were all normal physiological reactions, because your body’s sympathetic nervous system, or SNS, has a "freeze, flight, or fight" response to danger. That response enables you to switch into high gear so that you can hide from, escape, or attack a threat. Your SNS pumps out adrenaline. Your heart rate speeds up as the blood rushes to your legs (you might feel lightheaded) so that you can run as fast as possible, and your breathing increases to supply extra oxygen to your heart and muscles.

Your body calls on all its resources to survive, and luckily for the human race, the system has worked wonderfully for millions of years! When things go normally, the threat will pass, and you'll stop producing the adrenaline which enabled your body to get through the crisis. This happens when your parasympathetic nervous system, or PNS, kicks in and calms you down.

They suffer from the same racing heart, nausea, lightheadedness, and shortness of breath which are appropriate responses to danger, but have no way to let their bodies know that the response is unwarranted. They simply have to wait until their parasympathetic nervous systems kick in and calm things down.

One of the most devastating consequences of panic attacks is that, once someone begins to suffer from them, he or she may develop such a fear of losing control that agoraphobia results. Agoraphobia is a fear of places outside the home, and people afflicted with it simply cannot function in public places. They feel hemmed in, have difficulty getting enough air, and are often convinced that they are about to faint. Panic attacks with agoraphobia are the most crippling of all.

Panic attacks would be far less devastating if there were a way to avoid the situations which trigger them. But the great majority of panic attacks happen spontaneously, and someone who experiences one panic attack in a certain place may never experience another one there, if he or she can summon the courage to revisit it!

As strange as it may seem, there are people who actually awakened in the middle of the night suffering from panic attacks, feeling suffocated, their hearts pounding and their extremities tingling or numb. Because of the similarity of their symptoms, these people are often convinced they are having heart attacks. The only good thing about a nocturnal panic attack is that it will usually end within ten or twenty minutes. By the age of 60, most people stop experiencing them.

While a majority of people suffer one panic attack never have another one, many unfortunate individuals develop a pattern of panic attacks becomes known as panic disorder. They are the ones most likely to alter their lifestyles in order to prevent the world from learning of their difficulty. If you have started changing the way you want to live your life because you fear a panic attack, there is help available.

Speak to a doctor about getting the test you need to ensure that your panic attacks are not the result of a medical condition. Once that’s established, your panic attack disorder can be treated both with medication and with therapy.

Panic attacks are considered a syndrome of panic disorder


Exactly What Is A Panic Attack?

A panic attack happens when your body suddenly gets overwhelmed with feelings such as fear, panic, and stress. Usually, it is impossible to predict panic attacks since they often come out of nowhere. This type of anxiety disorder is one of the worst because it has such bad side effects.

As many as 3 million adults in the United States have dealt with panic attacks. Unfortunately, many people do not know that a panic attack is happening and are afraid that they are going into cardiac arrest or dying.

If people are not aware of the fact they are having panic attacks, they won't normally get treated for them. This lack of knowledge is detrimental since these attacks do not stop on their own.

Panic attacks can cause a multitude of problems, and tend to get progressively worse if not treated. While symptoms vary with each person, some of the most common components of a panic attack include: Sudden onset of unexpected fear and panic, cold sweat, heart palpitations, inability to breathe, dizziness, feeling faint, and physical discomfort or pain.

Because having a panic attack is such a horrible experience, a lot of people are terrified to have another and this fear launches even more panic attacks. To stop the cycle of panic attacks, proper treatment must be undertaken right away.

While some patients are given prescription medication to help control their panic attacks, the medications in this group have some very unpleasant side effects of their own, including constant drowsiness, total disorientation, and exhaustion. It is often said that with these medications, the cure is nearly as bad as the disease! Fortunately, there is effective help available for panic attacks that can even eliminate them completely.

Ideally, panic attacks should be handled by utilizing a program that gets inside the brain, where panic attacks originate. Programs such as Panic Away use a psychologically sound technique to help the brain to understand how to deal with and completely eliminate panic attacks. Some of the program tips are so simple that they can be used immediately with success.

It is not realistic to expect panic attacks to resolve themselves. It will take some action in order to achieve a real cure, but it is quite possible to do so with some of the programs available today.

Tuesday, August 9, 2011

FIFA Manager 11 review: Underappreciated

Not too bad at all. Fun at start, but then it's going too easy even on the first season of having Div 2 club.

Being a fan of Fifa Manager a long time ago, I already play every single version of this series since it was Total Club Manager (though I'm even not a FIFA fan, I'm in for PES).

I did wonder why everyone give it only 6.0 point average on Gamespot when I started playing this game. Well, really it is not that bad at all. The tactic system going impressive, 3D match is going smooth, players have many smart actions, AI is very good, the financial system going well as always, I'm in total control of my club not like in Football Manager of Championship Manager series, which one of the biggest reason why I enjoy Fifa Manager more than others.

For more detail, I always playing low Division of England in any football manager games for more experience of enjoy my team going up and developing in my own way. And this time, I had Bradford in Div 2, one of my favorite low division team all time. But then, I discovered the Tactic Route at the second matches, and things are going down at this point:

I won every single match!

The reason is: I use that Tactic route very well, attack and defend with nearly all players, but I don't think computer team know anything about this Tactic Route at all. Players are smart but the their managers ares not.

Their players stay in positions in every situations, LB and RB not going to attack, midfields players are really staying in midfield, there are always only like 2 or 3 players at attacking positions, and the strikers not going to down to defend as well, they could not beat my 11 players with that, even with Premier League players, it likes using 8 players vs 11 in both attack and defend.

FIFA Manager 11 is then way too easy! I know I'm good at this brand, but come on! Having Bradford in Div 2 and won nearly every single matches in Brazil style included FA Cup, English Cup and even beat team Manchester United with my average-60 players is totally crazy. And I hate that, it's not fun at all like you think (I know they fixed it in Update 2, but that's a super careless job of EA!).

That's the main thing make the game bad. Some other bad points which i hate:

- I hate talking with my players every weeks, that's boring clicking the same words every now and then.
- I want original, and it should be good enough. Some problem like number of heading goals, Routes set back after making sub, too hard to sell reserve players should not be there to fix in Patch 1.
- I am manager of the month and they even not mention it in my emails!
- I hate update and patch my game then it could effect or destroy my saved game. I do not talk about database, it's about BUGS! Lot of bugs! I want more consistent and perfect game when it going to release, EA need to test it more carefully before bring it out to players.
- Up to now I haven't understand much the training. There are no description about staff yet, is it any bonus if I leave my players to my coaches in training? Because I want to train them my self, but if then, what my staff level for?
- I know I could turn it off but there are too many same cinematic action all time and too much, the same as 5, 6 years ago.
- Theme songs is annoy sometimes could bring headache, just learn how to do it from PES.
- Take too long time of loading and advertising to the main screen.
- It take a long time for me to know why I'm getting too many red card.
- Tutorial system don't work, I'm sure first time player of this game getting bored as it hard to learn how to win.
- Even with latest updates it still have lot of bugs (for example can't set training object to GK)
- Funny thing is, after updated 2, instead of press P to pause the 3D game, I have to press Pause. Come on! Laptop don't have Pause button mate!

Good points:
- The tactic system going perfect, very impessive.
- Tactic Route make this game more perfect (but I want computer manager use that too, not only me! It sound fixed in update 2, but again, I don't want to update my game, it really like play another game when you update it!).
- 3D is going smooth and lovely.
- Players have many smart actions, AI is good, very nice passing.
- The financial system going well as always.
- Total control of the club (I don't have to ask to upgrade my stadium and getting refuse like in other games even when I have a zillion).
- Very nice interface which nice control of short-key setting.

It still worth playing though. I'll go for a 7/10. Hope they clear it in version 12.

(This is my review of FIFA Manager 11
http://www.gamespot.com/pc/sports/fifamanager11/player_review.html?id=772211)


Update: After patch the game with Update 3, it is harder to have header goals and fix some bugs, but I still be able to win FA Cup with my Bradford in first season after beating Manchester City and then Arsenal in the final, crazy!

Wednesday, July 20, 2011

Americanisms: 50 of your most noted examples

The Magazine's recent piece on Americanisms entering the language in the UK prompted thousands of you to e-mail examples.

Some are useful, while some seem truly unnecessary, argued Matthew Engel in the article. Here are 50 of the most e-mailed.

1. When people ask for something, I often hear: "Can I get a..." It infuriates me. It's not New York. It's not the 90s. You're not in Central Perk with the rest of the Friends. Really." Steve, Rossendale, Lancashire

2. The next time someone tells you something is the "least worst option", tell them that their most best option is learning grammar. Mike Ayres, Bodmin, Cornwall

3. The phrase I've watched seep into the language (especially with broadcasters) is "two-time" and "three-time". Have the words double, triple etc, been totally lost? Grammatically it makes no sense, and is even worse when spoken. My pulse rises every time I hear or see it. Which is not healthy as it's almost every day now. Argh! D Rochelle, Bath

4. Using 24/7 rather than "24 hours, 7 days a week" or even just plain "all day, every day". Simon Ball, Worcester

5. The one I can't stand is "deplane", meaning to disembark an aircraft, used in the phrase "you will be able to deplane momentarily". TykeIntheHague, Den Haag, Holland

6. To "wait on" instead of "wait for" when you're not a waiter - once read a friend's comment about being in a station waiting on a train. For him, the train had yet to arrive - I would have thought rather that it had got stuck at the station with the friend on board. T Balinski, Raglan, New Zealand

7. "It is what it is". Pity us. Michael Knapp, Chicago, US

8. Dare I even mention the fanny pack? Lisa, Red Deer, Canada

9. "Touch base" - it makes me cringe no end. Chris, UK

10. Is "physicality" a real word? Curtis, US

11. Transportation. What's wrong with transport? Greg Porter, Hercules, CA, US

12. The word I hate to hear is "leverage". Pronounced lev-er-ig rather than lee-ver -ig. It seems to pop up in all aspects of work. And its meaning seems to have changed to "value added". Gareth Wilkins, Leicester

13. Does nobody celebrate a birthday anymore, must we all "turn" 12 or 21 or 40? Even the Duke of Edinburgh was universally described as "turning" 90 last month. When did this begin? I quite like the phrase in itself, but it seems to have obliterated all other ways of speaking about birthdays. Michael McAndrew, Swindon

14. I caught myself saying "shopping cart" instead of shopping trolley today and was thoroughly disgusted with myself. I've never lived nor been to the US either. Graham Nicholson, Glasgow

15. What kind of word is "gotten"? It makes me shudder. Julie Marrs, Warrington

16. "I'm good" for "I'm well". That'll do for a start. Mike, Bridgend, Wales

17. "Bangs" for a fringe of the hair. Philip Hall, Nottingham

18. Take-out rather than takeaway! Simon Ball, Worcester

19. I enjoy Americanisms. I suspect even some Americans use them in a tongue-in-cheek manner? "That statement was the height of ridiculosity". Bob, Edinburgh

20. "A half hour" instead of "half an hour". EJB, Devon

21. A "heads up". For example, as in a business meeting. Lets do a "heads up" on this issue. I have never been sure of the meaning. R Haworth, Marlborough

22. Train station. My teeth are on edge every time I hear it. Who started it? Have they been punished? Chris Capewell, Queens Park, London

23. To put a list into alphabetical order is to "alphabetize it" - horrid! Chris Fackrell, York

24. People that say "my bad" after a mistake. I don't know how anything could be as annoying or lazy as that. Simon Williamson, Lymington, Hampshire

25. "Normalcy" instead of "normality" really irritates me. Tom Gabbutt, Huddersfield

26. As an expat living in New Orleans, it is a very long list but "burglarize" is currently the word that I most dislike. Simon, New Orleans

27. "Oftentimes" just makes me shiver with annoyance. Fortunately I've not noticed it over here yet. John, London

28. Eaterie. To use a prevalent phrase, oh my gaad! Alastair, Maidstone (now in Athens, Ohio)

29. I'm a Brit living in New York. The one that always gets me is the American need to use the word bi-weekly when fortnightly would suffice just fine. Ami Grewal, New York

30. I hate "alternate" for "alternative". I don't like this as they are two distinct words, both have distinct meanings and it's useful to have both. Using alternate for alternative deprives us of a word. Catherine, London

31. "Hike" a price. Does that mean people who do that are hikers? No, hikers are ramblers! M Holloway, Accrington

32. Going forward? If I do I shall collide with my keyboard. Ric Allen, Matlock

33. I hate the word "deliverable". Used by management consultants for something that they will "deliver" instead of a report. Joseph Wall, Newark-on-Trent, Nottinghamshire

34. The most annoying Americanism is "a million and a half" when it is clearly one and a half million! A million and a half is 1,000,000.5 where one and a half million is 1,500,000. Gordon Brown, Coventry

35. "Reach out to" when the correct word is "ask". For example: "I will reach out to Kevin and let you know if that timing is convenient". Reach out? Is Kevin stuck in quicksand? Is he teetering on the edge of a cliff? Can't we just ask him? Nerina, London

36. Surely the most irritating is: "You do the Math." Math? It's MATHS. Michael Zealey, London

37. I hate the fact I now have to order a "regular Americano". What ever happened to a medium sized coffee? Marcus Edwards, Hurst Green

38. My worst horror is expiration, as in "expiration date". Whatever happened to expiry? Christina Vakomies, London

39. My favourite one was where Americans claimed their family were "Scotch-Irish". This of course it totally inaccurate, as even if it were possible, it would be "Scots" not "Scotch", which as I pointed out is a drink. James, Somerset

40.I am increasingly hearing the phrase "that'll learn you" - when the English (and more correct) version was always "that'll teach you". What a ridiculous phrase! Tabitha, London

41. I really hate the phrase: "Where's it at?" This is not more efficient or informative than "where is it?" It just sounds grotesque and is immensely irritating. Adam, London

42. Period instead of full stop. Stuart Oliver, Sunderland

43. My pet hate is "winningest", used in the context "Michael Schumacher is the winningest driver of all time". I can feel the rage rising even using it here. Gayle, Nottingham

44. My brother now uses the term "season" for a TV series. Hideous. D Henderson, Edinburgh

45. Having an "issue" instead of a "problem". John, Leicester

46. I hear more and more people pronouncing the letter Z as "zee". Not happy about it! Ross, London

47. To "medal" instead of to win a medal. Sets my teeth on edge with a vengeance. Helen, Martock, Somerset

48. "I got it for free" is a pet hate. You got it "free" not "for free". You don't get something cheap and say you got it "for cheap" do you? Mark Jones, Plymouth

49. "Turn that off already". Oh dear. Darren, Munich

50. "I could care less" instead of "I couldn't care less" has to be the worst. Opposite meaning of what they're trying to say. Jonathan, Birmingham



Continue reading the main story
A US reader writes...

JP Spore believes there is nothing wrong with English evolving

Languages are, by their very nature, shifting, malleable things that morph according to the needs and desires of those who speak them.

Mr Engel suggests that British English should be preserved, but it seems to me this both lacks a historical perspective of the language, as well as an ignorance of why it is happening.

English itself is a rather complicated, interesting blend of Germanic, French and Latin (among other things). It has arrived at this point through the long and torturous process of assimilation and modification. The story of the English language is the story of an unstoppable train of consecutive changes - and for someone to put their hand up and say "wait - the train stops here and should go no further" is not only futile, but ludicrously arbitrary.

Why here? Why not stop it 20 years ago? Or 20 years hence? If we're going to just set an arbitrary limit on language change, why not choose the year 1066 AD? The Saxons had some cool words, right?

Mr Engel - and all language Luddites on both sides of the Atlantic, including more than a few here in the States - really need to get over it when their countrymen find more value in non-native words than in their native lexicon.

I understand the argument about loss of cultural identity, but if so many people are so willing to give up traditional forms and phrases maybe we should consider that they didn't have as much value as we previously imagined.


Continue reading the main story
A US reader writes...

Melanie Johnson - MA student in Applied Linguistics, now in the UK

The idea that there once existed a "pure" form of English is simply untrue. The English spoken in the UK today has been influenced by a number of languages, including Dutch, French and German. Speakers from the time of William the Conqueror would not recognise what we speak in Britain as English. This is because language variation shifts are constantly changing.

Five years ago you might have found it odd if someone asked you to "friend" them, but today many of us know this means to add them on Facebook. The increased use of technology, in combination with the rise of a globalised society, means language changes are happening faster than ever, especially in places with highly diverse populations like London. Young people are usually at the vanguard of this, so it's no surprise to find London teenagers increasingly speaking what's been termed "multicultural ethnic English".

Changes in word use are normal and not unique to any language. But English does enjoy a privileged status as the world's lingua franca. That began with the British, but has been maintained by the Americans. It's difficult to predict how English will next evolve, but the one certainty is it will.

http://www.bbc.co.uk/news/magazine-14201796

Friday, July 15, 2011

M.U đang cần ai, Sneijder hay Nasri?

(TT&VH Online) – Old Trafford đang tiến gần hơn với Sneijder trong khi một thỏa thuận cho Nasri khó có khả năng xảy ra hơn (ít nhất là hè này) khi Wenger đang dứt khoát không bán. Chẳng có gì chắc chắn, nhưng nếu để so sánh, ai sẽ là người thích hợp hơn cho "Quỷ đỏ"?

Tiếng còi cuối cùng vang lên trên thánh đường Wembley ngày 29/5, Barcelona mở hội với những bài ca chiến thắng. Nhưng có một người Catalan thầm lặng tiến về phía các cầu thủ M.U, mừng vui nhưng lặng lẽ, đó là Iniesta. Tiền vệ người Tây Ban Nha đến Anh quốc với 2 mục tiêu lớn nhất: đoạt cúp C1, và được đổi áo với Paul Scholes.

Và người ta đang gọi tên những người có thể đến thay thế anh, tiền vệ số 18, ngay trong mùa hè này, trong đó có Sneijder và Nasri.

Nhưng "cậu ấy là không thể thay thế!", ngài Ferguson đã nói như vậy.

Trong những trận đấu cuối mùa giải trước và trận giao hữu mới đây nhất đánh bại CLB Mỹ New England Revolution đến 4-1, đội hình của M.U đã không còn ai đá chính tâm như Paul Scholes nữa. Đó là sự kết hợp luân chuyển giữa những tiền vệ thiên về cánh như Young, Park, Giggs, và Fletcher.


"Scholes là không thể thay thế!" - Ảnh Getty

Sneijder dĩ nhiên là một tiền vệ giỏi, nhưng có những lý do khiến cho anh khó có thể là một người trám được chỗ trống của Paul Scholes cho dù Sneijder có chiều cao đúng bằng tiền vệ người Anh (1m70). Khác về vị trí, Sneijder đá cao hơn Scholes. Chỗ đứng thường xuyên của cầu thủ Hà Lan là tiền vệ công và chơi hơi lệch cánh, như Giggs, chứ không đá ở trung tâm. Nói một cách khác, đến M.U, Sneijder sẽ thích hợp với vai trò bổ sung và thay thế cho Giggs và ... Anderson hơn là Paul Scholes.

Cũng có lẽ ngài Ferguson sẽ dành nốt mùa bóng này cho Ryan Giggs, người có số đo của một siêu mẫu (nếu quy sang chuẩn của phái nữ!). Khi anh nghỉ hưu, "máy sấy tóc" đã có sẵn một phương án thay thế miễn phí mùa hè sau: Samir Nasri, người có thể hình mỏng cơm và cũng có chiều cao không lấy gì làm tự hào lắm, 1m77. Sẽ mất 2 đến 3 năm nếu anh muốn một có thể hình như CR7, nhưng giờ anh “đã” 24 tuổi.

Phát triển từ vị trí tiền vệ tấn công ngay phía dưới 2 tiền đạo, trong đội hình của Arsenal, Nasri đã trở thành thành 1 tiền vệ cánh trái thay cho Hleb (chuyển đến Barcelona).

Ở đội hình hiện tại của MU, đã có đến 8 cầu thủ tranh nhau vị trí tiền vệ trung tâm, đó là Carrick, Park, Fletcher, Anderson, Park, Gibson, Cleverley và Morrison (chưa kể đến Phil Jones và... Rooney). Từng đó đã là quá đủ.

Old Trafford không có ai là không thể thay thế, kể cả đó là Christiano Ronaldo, cầu thủ quan trọng nhất của Real Madrid mùa bóng trước, hay Gerard Piqué, hậu vệ xuất sắc nhất của Barcelona. Chỉ mất 1 năm, không còn ai nhớ đến hai anh.

Không còn sự phục vụ của "số 18", ai cũng biết "Quỷ đỏ" đã mất đi một tay làm bóng thượng hạng. Nhưng người ta có thể quên, Scholes chính là một trong những nhân vật chơi rắn nhất và sưu tập nhiều thẻ nhất trong đội hình Manchester United. Điều đó đặt ra một câu hỏi, ai trong Narsi hay Sneijder có thể làm được điều đó?

Hãy hỏi các cổ động viên của Manchester United rằng trong suốt 1 thập kỷ qua, tiền vệ nào của M.U khiến người ta nhớ đến nhất. Người được nhắc đến nhiều nhất có lẽ sẽ là chiến binh Roy Keane, một siêu tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa.

Premier League những năm qua chỉ có một đội bóng thường xuyên ra sân không có ai chơi như một tiền vệ phòng ngự tiêu chuẩn, và cũng là đội bóng 6 năm liền trắng tay: Arsenal. Họ đã từng có Patrick Viera.

Manchester United sẽ cần hơn đến chất thép chứ không thêm nữa những cầu thủ biết cầm bóng.

Ai có thể chặn được Barca, với những Iniesta, Xavi hay Messi? Đối đấu với họ phía bên kia chiến tuyến thì đó là một tiền vệ phòng ngự. Carrick hay Fletcher vẫn làm bóng hay hơn phòng thủ, mà chắc chắn đó cũng không phải là vị trí sở trường của những Nasri, hay Sneijder (giá mà Owen Hargreaves không phải là một phế binh).

Người ta nói rằng để chống lại Barca thì cần phải có những cầu thủ làm bóng hay hơn họ. Nhưng điều đó sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu không lấy được bóng trong chân của Messi.

Phil Jones là hậu vệ nhưng là cầu thủ mới nhất của M.U có thể đá ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Anh có một tương lai rộng mở, nhưng lại còn quá trẻ và non kinh nghiệm để nắm giữ một vai trò quan trọng như vậy trong màu áo đỏ.

Số áo 18 của Paul Scholes đã được trao cho Asley Young, một cầu thủ chạy cánh.

Không phải là Quỷ đỏ không cần một tiền vệ sáng tạo, cũng sẽ chẳng có ai kêu ca gì nếu Old Trafford có thêm Nasri hay Sneijder. Chỉ có điều, Manchester United vẫn đang mong chờ một Roy Keane, và đó không phải ai trong số hai người trên.

Hùng Anh
Trên đây là bài gốc viết cho TTVH.
http://thethaovanhoa.vn/149N20110715145047793T129/mu-can-ai-hon-sneijder-hay-nasri.htm

Wednesday, July 13, 2011

Vị trí tiền vệ của M.U: Tại sao Fergie không vội?

(TT&VH) - Trái với sự quan tâm ầm ĩ nhắm vào vị trí tiền vệ trung tâm của Quỷ đỏ từ báo giới và người hâm mộ bóng đá bất kể của M.U hay không, người ta vẫn thấy ngài Ferguson đang tươi cười ung dung bình luận khen... giải bóng đá Mỹ.

Tờ The Sun hôm qua đưa tin đội chủ sân Old Trafford sẽ có Sneijder ngay trong tuần này với giá 35 triệu bảng. Chưa có thêm thông tin nào khác, khi tiền vệ Hà Lan còn từ chối trả lời BBC vì lý do "đang rất bận"(?).

Quỷ đỏ đã mua David de Gea (thủ môn), Ashley Young (chạy cánh), Phil Jones (hậu vệ). Và như một phép loại trừ thông thường, người ta cho rằng ông Ferguson sẽ mua tiếp một tiền vệ trung tâm.

Paul Scholes giải nghệ, Owen Hargreaves được giải phóng hợp đồng, O'Shea được bán sang Sunderland (và sắp được lên làm đội trưởng) còn Gibson cũng "suýt" phải theo chân đàn anh.

Thế nhưng, Old Trafford còn đó Micheal Carrick, cầu thủ mang số 16 của Roy Keane huyền thoại đang dần lấy lại phong độ. Đôi cánh đã có thêm Ashley Young đồng nghĩa với việc Fletcher sẽ được đá ở trung tâm; thiếu vắng anh, M.U khốn khổ hai trận chung kết với Barcelona.

Ông già Ryan Giggs, kẻ làm cho Chelsea khốn khổ mùa bóng trước, sẽ còn đá thêm ít nhất một năm nữa. Sẽ còn đó chiến binh Park Ji Sung và người Brazil Anderson. Và nếu cố kể, người ta sẽ không quên Rooney đá tiền vệ hay thế nào trong đội hình 4-6-0 trứ danh cùa "máy sấy tóc" bởi vì hàng tiền đạo đang có Chicharito.

25 năm qua, không ai biết Sir Alex Ferguson đang nghĩ gì - Ảnh Getty

Những ai chịu khó quan sát đội hình trẻ của Manchester United chắc chắn sẽ không bỏ qua 1 cái tên sẽ nổi trong vài mùa bóng tới: Tom Cleverley. Sang Watford dưới dạng cho mượn năm 2009, Cleverley đá 33 trận ghi 11 bàn thắng (nên nhớ anh là tiền vệ) và đoạt luôn danh hiệu cầu thủ của năm của CLB, sau đó anh còn sang Wigan và giúp đội bóng này trụ hạng ở mùa trước.

Cleverley mới 21 tuổi, sở hữu những cú chuyền bóng siêu đẳng không kém gì Ryan Giggs hồi trước, được giữ lại năm nay trong đội hình một cùng tiền vệ trẻ Ravel Morrison (người vừa được Paul Scholes tiến cử) chắc chắn không phải chỉ để ngắm.

Ngẫu nhiên, đội trẻ của MU vừa tình cờ dành chức vô địch năm trước, điều mà chỉ có lứa cầu thủ vàng năm 1992 của những Beckham, Paul Scholes, Ryan Giggs, anh em nhà Neiville làm được.

Người ta quên rằng không thể áp dụng những suy nghĩ của đội bóng khác tại nhà hát của những giấc mơ. Lần cuối cùng Manchester United ký hợp đồng với một cầu thủ đẳng cấp quốc tế là ai? Nhìn lại lịch sử của câu lạc bộ này, những hợp đồng như vậy gần như là không tồn tại. Ngài Ferguson chịu chi, nhưng phần lớn là chỉ với những cái tên có tiềm năng lớn, như Ferdinand, Rooney và Van Nistelrooy, những cầu thủ "đắt xắt ra miếng" này chỉ trở nên nổi tiếng ở câu lạc bộ.

Có lẽ... Veron có lẽ là cái tên lớn nhất mà M.U mua, nhưng ai cũng biết anh kém thành công như thế nào tại đây trước khi bị bán. Sneijder là một cầu thủ lớn, từ World Cup đến cúp C1, nhưng từ khía cạnh lịch sử, phải hiểu rằng mua anh không phải là kiểu của Manchester United. 25 năm qua, nhắc tới Quỷ đỏ người ta chỉ gọi tên ngài Alex Ferguson.

Bán đi O'Shea nhưng M.U không phải là Bayern Munich khi mà cổ động viên phải mang hàng nghìn tấm biển bảo vệ cho gà nhà Hans-Jorg Butt lúc ban lãnh đạo muốn mua Manuel Neuer, hay mới đây nhất la ó và huýt sáo thủ môn mới này trong trận đấu tập đầu tiên ngày 7/7. Quỷ đỏ cũng không phải là AC Milan hay Man City khi ngài chủ tịch ưng cầu thủ nào mua về làm quà rồi "vứt đấy" cho vị huấn luyện viên khốn khổ xử lý.

Gary Neville dù rất kết Sneijder nhưng cũng phải thừa nhận trên tờ báo của Hiệp hội thể thao Anh quốc (Press Association Sport) rằng ngài Ferguson sẽ không "phải" có bất cứ cầu thủ nào và cũng sẽ không bỏ mọi giá để có một ai.

Sneijder, Nasri, Modric hay không ai cả? 25 năm qua người ta không đoán được ngài Ferguson đang nghĩ gì. Và khi đã tin vào ông già Noel, thì người ta cũng có lý do để tin Giáng sinh tới sẽ an lành.

Hùng Anh

Bài viết riêng cho Báo Thể Thao & Văn Hóa, đã đăng ngày 13/7/2011
http://thethaovanhoa.vn/149N20110713093104154T129/tuyen-giua-cua-mu-tai-sao-sir-alex-khong-voi.htm

Tuesday, June 14, 2011

Giọng Hà Nội

Theo TOU (30/9/2009)

Giọng Hà Nội, trôi theo sự xê dịch của xã hội, chiến tranh, di dân, quyền lực… đã có những thay đổi biến hóa, không chỉ câu từ cấu trúc, mà còn cả giai điệu âm sắc.

Entry này, không mạn đàm ngôn ngữ học, chỉ là một chút hoài niệm luyến tiếc một ngày xưa rất xưa, một nền văn minh phai nhòa.

Giọng Hà Nội, theo thiển ý của người viết, được chia làm bốn (04) phân nhóm, từ cảm nhận hiện tại và những mảnh vỡ từ quá khứ, xâu chuỗi thời gian, bốn phân nhóm ấy bao gồm: Hà Nội Xưa, Hà Nội 54, Hà Nội 75, Hà Nội mới.


————–

Hà Nội Xưa

Cung bậc trầm ấm chậm chắc tròn vành rõ chữ, không luyến láy, không lên giọng cuối câu, không nhấn nhá, không kéo rê, không âm thừa. Chất giọng sang trọng quí phái đặc biệt mà các bậc lão niên tản mác vẫn còn sử dụng.

Một buổi chiều tháng bảy oi bức, quán bún thang Bà Đức ngay góc nối Cầu Gỗ và Hàng Bè xuất hiện một bô lão gầy gò thấp bé, tóc bạc phơ, từng ngón tay khẳng khiu móng tay cắt gọn vuốt nhẹ lên chiếc áo chemise xám bạc màu nhưng tinh tươm sạch sẽ. Ông lão tự động xếp hàng chờ ghế trống, ông lão tự xếp mình sau người đàn ông trung niên đến trước mình vài phút. Người đàn ông trung niên, chừng như kẻ lạ ở đất thủ đô, mìm cười nhường ông lão, ông lão đáp lễ bằng sự cung kính trang trọng kèm theo lời “cảm ơn ông” trầm nhẹ. Chất giọng cảm ơn rất lạ mà thời nay ít người còn dùng, đúng đủ chừng mực, không vồn vã, không xu nịnh, không cao không thấp, như ghi nhận một sự kiện ắt-phải-là.

Nhìn cách ông lão ngồi, xếp chân, cầm đũa, vắt chanh, gắp, ăn, nhai…toát lên một nền văn minh cổ đại, như Maya, như Pharaoh, một sự pha trộn hài hòa của văn hóa Nho Khổng và văn minh Pháp thuộc địa, một sự thanh cảnh quí phái nhưng lại rất đỗi mềm mại thanh thoát.

Giọng Hà Nội xưa còn có thể nghe được ở những người già ngoài 60 tuổi, sống lần khuất đâu đó mờ nhạt trong những con ngõ hun hút khu phố cổ, hoặc trong nhóm các cụ xa quê chưa biết ngày về. Đài truyền hình Việt Nam đã từng có phòng sự về người vợ Việt theo chồng Pháp định cư trong quãng thời gian 1945-1954, bơ vơ xứ người, khắc khoải nhớ quê, chất giọng ấy vẫn còn, nhưng xa lắm.

Giọng Hà Nội xưa được truyền lại cho thế hệ sau thông qua kênh gia đình thuần túy, vì thế, ngày nay còn giữ lại được chất giọng thanh thoát ấm áp của Hà Nội gốc.


Hà Nội 54

Những người miền Bắc, bất luận sinh sống ở tỉnh nào, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Phòng.. di cư vào Nam sau hiệp định Paris đều được gọi là Bắc 54. Chất giọng đặc trưng của Hà Nội 54 có thể nghe được rõ nét ở khu vực chợ Sặt, Trảng Bom, Phương Lâm, Định Quán (Đồng Nai), làng Bắc Ninh, Tam Hà (Thủ Đức), ngã tư Bảy Hiền… chất giọng hơi nhấn nhá, dấu ngã có khuynh hướng chuyển thành dấu sắc, âm đục kéo dài cuối câu.

Điều đặc biệt của Hà Nội 54 là không bị phai tạp mất gốc, tính cộng đồng tình nghĩa vẫn sâu đậm, chất giọng vẫn sắc sảo, món ăn vẫn đậm muối kén đường ít thịt nhiều rau.


Hà Nội 75

Những người miền Bắc vào tiếp quản miền Nam sau 1975 vẫn thích nhận mình là “Người Hà Nội”, mặc dù có thể đó chỉ là ước muốn hoài bão hoặc giấc mơ đổi đời, vì xứ Thanh xứ Nghệ chắc hẳn không phải là Hà Nội.

Giọng Hà Nội 75 là một mớ hổ lốn những âm thanh chát chúa pha lẫn từ địa phương, tiếng lóng, tiếng khệnh khạng, tiếng kệch cỡm. Có những người chạy từ quê lên Hà Nội lập nghiệp, bám trụ và di trú thích khoác lên mình chiếc áo thủ đô.

Chính những người di dân này nhanh chóng lẩn mình vào Hà Nội, thay giọng, pha tiếng, để có chút Hà Thành.

Chính những người này đặt nền móng cho một chất giọng Hà Nội đặc trưng mà đôi khi người không phải Hà Nội hoặc người Hà Nội gốc phải nhíu mày chun mũi. Hà Nội 75 có đặc trưng pha lẫn giữ nờ và lờ để tạo phong cách lạ, đôi người nói nhịu nhiều người lói ngọng rất nhiều người lói tiếng lào ra tiếng ý

Chất giọng Hà Nội 75 thường rung ở cung bậc cao nhất mà thanh quản con người có thể cất lên, dân gian gọi là the thé, nhẹ nhàng hơn gọi là lanh lảnh. Giọng cao, nói to, từ ngữ bổ bã chân quê, mộc mạc chân tinh bằng vai phải lứa khi chưa quen, phân vai thứ hạng khi đã biết. lúc này văn hóa làng xã ứng xử gia đình xuất hiện trong chất giọng Hà Nội 75 bằng mày-tao, tôi-chú, bác-cháu, thằng-con.


Hà Nội mới

Hà Nội nay đã rộng hơn lớn hơn hoành tráng hơn, người Hà Nội tự hào hơn tinh tướng hơn và có chút ngẩn ngơ hơn, người thủ đô vẫn thẽ thọt “Ba vi có con bo vang”.

Hà Nội Mới đã bắt đầu có phân định bằng nghi thức đếm số “tôi là Hà Nội một, chúng nó là Hà Nội hai”, đây là Hà Nội hẹp và kia là Hà Nội rộng.

—————

Giọng Hà Nội có sự phân tách giữa cũ và mới, xưa và nay, nhưng dù cho vật đổi sao dời, giọng Hà Nội vẫn mang sắc thai đặc trưng của làng quê đồng bằng Bắc Bộ, vẫn yêu cháy lòng vẫn căm xương tủy, vẫn vị tha đùm bọc vẫn phớt tỉnh ăng-lê, vẫn thâm trầm suy xét vẫn quan sát cân nhắc, vẫn chạy theo cơn lốc làm tiền và sống đẫm một chữ tình.

TOU (30/9/2009)

Tuesday, May 31, 2011

Tàu lạ, người không lạ

Thông tấn xã nó phải như thế chứ!

(TT&VH) - Tối qua, tôi vào google tìm từ khóa “tàu lạ”, có ngay 19 triệu 600 nghìn kết quả trong 0,07 giây. Bỗng nhớ, ngoài tàu lạ, ở nước ta, thường xuyên phải đối mặt với những sự lạ mà ít nước nào gặp phải. Có những điều lạ xuất phát từ bên ngoài là cái hay cái đẹp đáng để học hỏi, nhưng có những điều là khiến mới nghe đến phải ghê tởm, cảnh giác. Chỉ xin điểm qua một số sự lạ từ những năm đầu của thập niên trước trở lại đây.

Có một thời, nhiều nơi người nông dân nước ta đào rễ hồi, vặt râu ngô non, thu gom bán cho các thương lái xuất ra nước ngoài. Đấy là sự lạ bởi không ai biết họ mua những cái đó để làm gì, nhưng họ trả giá cao, chỉ bộ râu ngô mới nhú có giá bằng cả bắp ngô cho thu hoạch. Thế là nông dân ta bán. Kết quả, nhiều nơi sản lượng ngô tụt giảm, thiếu thức ăn chăn nuôi. Vậy là thức ăn và thịt gia súc gia cầm của nước láng giềng tha hồ tuồn vào nước ta.

Sau rễ hồi, râu ngô non là những móng trâu bò, thịt mèo, thớt nghiến, gỗ sưa, ốc bươu vàng... Họ thu mua toàn những thứ lạ. Không lâu sau người dân và các cơ quan chức năng của ta phải “đau đầu” đối phó với “sưa tặc”, với nạn chuột đồng và ốc bươu vàng phá hoại...

Gần hơn, năm 2007 các thương lái nước ngoài “thu mua phế liệu” cả cáp quang viễn thông trên biển của ta với giá cao. Đấy lại là một sự lạ. Không ai hiểu họ mua để làm gì, bởi loại cáp quang này có lõi thủy tinh chứ không phải lõi kim loại. Kết quả, hàng chục km cáp quang viễn thông nối Việt Nam với thế giới bị cắt trộm, thiệt hại hàng chục triệu đô la.

Còn một sự lạ gần đây hơn nữa, mà có lẽ không nhiều người biết. Đó là đầu tháng 5, báo chí liên tục đưa tin về loại chó lạ tấn công người và gia súc ở Lào Cai. Loài chó lạ có hình dáng thân thon dài, tai nhọn, mắt đỏ, màu lông đốm trắng, khoang đen trắng hoặc vằn vàng. Chúng thường đi lang thang vào các thôn, bản, hung dữ, tranh cướp thức ăn với chó nhà và thường xuyên tấn công các vật nuôi như gà, lợn, bê, ngựa... Khi thấy người chúng thường bất ngờ tấn công, nhất là khi bị xua đuổi.

Loại chó lạ này thường chỉ xuất hiện ở các huyện giáp biên giới như Mường Khương, Si Ma Cai. Có đồng nghiệp làm báo “nằm vùng” tại Lào Cai, tôi liền gọi lên nhờ anh viết một bài điều tra tỉ mỉ về nguồn gốc loại chó này, anh bảo: “Vì không có chứng cớ nên phải gọi là “chó lạ” thôi. Chứ dân ở đây ai cũng biết loại chó này là từ đâu đến".

Điều lạ nguy hiểm này cần phải được ngăn chặn ngay lập tức. Với những con chó lạ, chỉ sau một thời gian ngắn, lực lượng chức năng và nhân dân dân các xã thuộc huyện Mường Khương và huyện Si Ma Cai đã giết và tiêu hủy 22 cá thể, trả lại sự bình yên cho bản làng.

Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là “tàu lạ”, trước đây, tàu của ngư dân nước ta bị lén lút tấn công trên biển, bị bắt giữ đòi tiền chuộc, chúng ta còn gọi những con tàu đó là “tàu lạ”. Nhưng sự việc ngày 26/5, ba tàu hải giám của Trung Quốc táo tợn xâm nhập trái phép lãnh hải nước ta, phá hoại tài sản của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, chúng ta có thể gọi đích danh “tàu lạ” đó là tàu Trung Quốc. Những hành động xâm nhập, phá hoại kia được gọi chính xác là “táo tợn”, “ngang ngược”. Ở đây, cái sự lạ đã ngày càng công khai, trắng trợn và thách thức.

Điều lạ nguy hiểm này cũng cần phải được ngăn chặn ngay lập tức.

Khi biển đảo quê hương đang đứng trước mối họa ăn cướp rình rập, ngay lúc này, chúng ta cần sự đồng tâm hiệp lực, cần tình yêu nước trong trái tim tất cả những người dân Việt Nam trong và ngoài nước. Chúng ta tin rằng, “làn sóng” yêu nước ấy dư sức nhấn chìm bất cứ con “tàu lạ” nào âm mưu xâm phạm nước ta.

Mạnh Cường

Sunday, March 20, 2011

Tại sao Mỹ tấn công Libya và câu chuyện Ngẫu nhiên

Sáng 20/03/2011, Mỹ và Anh đã mở đầu cuộc tấn công vào Libya bằng 112 tên lửa hành trình Tomahawk vào 20 mục tiêu ở nước này. Thế giới ngạc nhiên khi Mỹ lại quan tâm đến tình hình chính trị ở quốc gia Bắc Phi cách gần nửa Trái đất. Hay là Mỹ đang nhăm nhe mỏ dầu Libya như cách Tổng thống ghét Mỹ nhất (trong các vị còn sống) Venezuela Hugo Chavez đặt ra?

Câu trả lời là có, Mỹ có quan tâm dầu mỏ ở Libya, nhưng có một điều chắc chắn khác, đó chỉ là một đích đến rất nhỏ bé so với mục đích khác nữa trong tầm ngắm của mũi tên Mỹ.

Mối quan tâm này không khác với mối quan tâm của Mỹ trong chiến dịch Tự do bền vững (Enduring Freedom) tại Afghanistan năm 2001 và Irắc Tự Do năm 2003. Vụ bạo loạn chính trị ở Ai Cập và Libya mới đây cũng chẳng ngẫu nhiên xảy ra khi người ta chợt nhớ ra rằng trong định nghĩa của Mỹ và G8, "Đại Trung Đông" bao gồm cả Bắc Phi (tức là gồm cả Ai Cập và Libya), từ Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây tới Pakistan và Afghanistan ở phía Đông. Mỹ đã quan tâm đến Bắc Phi bởi Bắc Phi cũng là Trung Đông, và quan tâm tới Trung Đông bởi vì nó nằm ở phía Tây của Trung Quốc.

Hình ảnh Tàu khu trục Mỹ USS Barry (DDG 52) phóng tên lửa Tomahawk ngày 19/3/2011

Hàng trăm báo cáo thống kê công khai đầy rẫy trước cuộc chiến cho thấy Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Phi (tự Trung Quốc cũng nhận), và Trung Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất vào Libya và Ai Cập, không khác gì hoàn cảnh tại Irắc và Afghanistan 10 năm trước.

Châu Phi có vị thế chiến lược quan trọng mang tính toàn cầu của Trung Quốc, với nguồn tài nguyên giàu có và dồi dào, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế bánh xe "không được phép" dưới 10% tăng trưởng.

Chính phủ Libya, cũng giống như chính phủ Irắc và Afghanistan từ lâu đã được coi là chính phủ thân Trung Quốc. Đó là cái cớ khiến người ta có quyền nghi ngờ vào một sự "ngẫu nhiên" khác là có hay không sự tham gia của Mỹ vào hàng loạt các vụ việc náo loạn xảy ra tại châu Phi xảy ra vào lúc này.

Nếu như Mỹ có được Libya như Afghanistan và Irắc, đó sẽ là thiệt hại lớn và khó chịu cho Trung Quốc, tính theo con số ít nhất là chục tỷ đô la tiền đầu tư tính riêng năm 2010. Thế nhưng Trung Quốc, cũng như 10 năm trước, không có lựa chọn khác.

Nó giống như cái cách mà Mỹ đánh sập hàng loạt ngân hàng, để "tái cơ cấu", khiến Trung Quốc mất trắng hàng trăm tỷ đô la ngoại tệ tiền gửi tại các ngân hàng "đảm bảo tín dụng an toàn" và chắc chắn là một số lớn hơn nữa trái phiếu và cổ phiếu đầu tư của chính phủ Trung quốc vào các công ty tại nước này trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới "tự nhiên xảy ra" năm 2007.

Có lẽ người ta dễ dung ra bộ mặt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đang nằng nặc đòi Mỹ đảm bảo số tiền đầu tư của Trung Quốc tại đây, còn Mỹ đã đưa ra một trong những tuyên bố trả lời hài hước nhất trong lịch sử đối ngoại cuối năm 2009 rằng: Yên tâm, tôi sẽ giữ tiền của các đồng chí an toàn... trong ví của tôi.

Lúc này, động đất, phóng xạ và hàng chục nghìn người dân Nhật Bản chết và mất tích ngẫu nhiên trở thành bình vôi thu hút sự chú ý của dư luận.

Không như Obama, tổng thống G.W. Bush chưa bao giờ được đánh giá cao ngay cả trong mắt người Mỹ. Nhưng các nhà chính trị đã không quên ông đã là một trong những người làm được nhiều việc nhất cho nước Mỹ trên phương diện hành động, khi ra lệnh tấn công Afghanistan và Irắc 10 năm trước (điều mà Clinton muốn, nhưng làm không được trong 2 nhiệm kỳ), 2 nước khủng bố "ngẫu nhiên" ở phía Tây Trung Quốc, và lại một lần nữa, có số tiền đầu tư rất lớn từ nước này.

Cuộc tấn công Afghanistan và Irắc không sa lầy như người ta tưởng. Sau Bình Minh Odyssey, nó càng giải quyết được mối lo Trung Đông, và đổi tên nó thành "Sự day dứt Tây Trung", giáng một đòn đau vào ước mơ Tây tiến của Trung Quốc.

Tất cả hành động của đồng minh tưởng chừng như thân cận của Trung Quốc là Nga chỉ là bỏ phiếu trắng kiểu "thế nào cũng xong" tại Liên hợp quốc trong cuộc trưng cầu ý kiến có hành động quân sự chống lại chính phủ Libya. Bởi trong mắt Nga, Trung Quốc là cái gai khó chịu kể từ chiến tranh biên giới Việt Trung 1979.

Đến lúc này, không khó để nhận ra, người ta không còn thấy Trung Quốc công khai lượng dự trữ ngoại tệ vô cùng to lớn của mình như trước, người ta cũng thấy Trung Quốc từ chối bình luận và méo mặt bỏ phiếu trắng cho các vấn đề ở Libya.

Thay vào đó cái nhân dân Trunq Quốc đang quan tâm hơn cả là việc ngẫu nhiên nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Chính phủ trong việc kiềm chế chống lạm phát đang leo thang, bởi cái mà họ không có là cụ Rùa ở hồ Gươm.

Trung Quốc chưa bao giờ mạnh mẽ như cách mà nhiều người, trong đó có chính những người dân Trung Quốc lầm tưởng.

Cuộc chiến tại Libya mới bắt đầu, cho dù chúng ta đã có kẻ chiến bại đầu tiên.

Hà Nội, tháng 3 năm 2011
James Kieran

Monday, March 14, 2011

Tiên sư thằng Pháp (Chuyện linh tinh)

Hôm trước may mắn được uống cà phê với vị một tiến sĩ, vốn là nhà nghiên cứu tư tưởng và kinh tế vừa trở về sau mấy năm giảng dạy ở Hoa Kỳ, nơi sào huyệt của chủ nghĩa tư bản. Câu chuyện loanh quanh lại quay sang vấn đề lý giải cái nghèo ở xứ ta.

Người Việt và người Hoa vốn được thế giới đánh giá là có xu hướng kinh doanh cao. Mãi sau đổi mới cuối 1980 thì người Việt mới thực sự có một tầng lớp phất lên mãnh liệt cùng đời sống trung lưu cũng trở nên khấm khá. Như vậy, khó có thể nói là dân ta thiếu khả năng làm giàu. Thế mà khổ sở suốt hàng thế kỷ, cái nghèo kéo dài quá. Tại sao, tại ta, tại Tây hay tại Liên Xô?

Tiến sĩ không mặn mà lắm với chủ đề này nhưng cũng góp vui một câu trào lộng để khóa lại vấn đề.

Ông nhận xét: Cái thằng Anh (Anh quốc) nó xâm chiếm thuộc địa khắp địa cầu, và di sản nó để lại cho các thuộc địa bao giờ cũng là đầu tư thương mại phát triển buôn bán. Ấy nên thuộc địa thằng Anh bao giờ cũng rủng rỉnh bạc tiền, nở mày nở mặt. Trong khi đó, thằng thuộc địa của thằng Pháp tứ Á tới Phi cứ nghèo thảm hại, vì ngoài chuyện khai thác cạn tài nguyên thì nó chẳng phát triển thương mại gì cả. Di sản mà nó thích để lại nhất là triết học với các tư tưởng cách mạng, rồi thì dân chủ, rồi thì tự do, bình đẳng, bác ái...

Cả nhóm cười ồ. Hóa ra những giá trị đó nguy hiểm thật đấy, thế mà trước nay cứ tưởng nó có ích, không có nó thì mình chết không kịp ngáp. Ờ nhỉ. Nhìn thực tiễn thì thấy nó như vậy thật.

Có ý kiến khác là dân chủ mới đem đến sự tiến bộ, thịnh vượng chứ.

Ông tiến sĩ đưa ra các bằng chứng thực tiễn của các nước phát triển rồi kết luận:
Các nước giàu mạnh rồi thì mở rộng dân chủ. Chứ không phải dân chủ rồi thì tiến tới giàu mạnh. Cãi vã đánh nhau thì đến mùa quýt cũng không phát triển giàu mạnh được. Xem thằng Trung Quốc đấy, thằng Singapore đấy, nó phát triển như điên mà có mảy may đếm xỉa đến mấy tiêu chí của dân chủ đâu.

Hôm nay lại đọc được ý kiến của PGS văn học Corine Contini Flicker (Giảng viên ĐH AJax Marseille - Pháp) nhân cuộc thuyết trình về đề tài lịch sử kịch nói du nhập vào Việt Nam tối 10/3/2011 có nhận xét như sau:
"... Khi đặt chân lên miền đất mới,
Người Tây Ban Nha xây tu viện,
người Italia xây nhà thờ,
người Anh xây ngân hàng
và người Pháp xây nhà hát..."

Vỗ đùi đánh đét. Thủ phạm đây rồi. Xây ngân hàng không xây lại đi xây nhà hát. Thế thì lại càng rõ vì sao thuộc địa của Pháp nghèo rồi. Hỏng... hỏng thật, tiên sư anh thực dân Pháp!

NLT 12 - 3 - 2011
Nguyễn Lê Tâm

Tuesday, January 4, 2011

Nghề BLV: Cái đầu và trái tim

(Lời tựa tác giả Anh Ngọc) - Tự nhiên thấy nhớ cabin bình luận, nên lục lại máy tính để post lên một trong số mấy bài tôi đã viết về cái nghề đang bị dư luận "phang". Bài này viết riêng cho báo Thể thao 24 giờ của VTC, nhân dịp VTC đang tổ chức cuộc thi tuyển chọn BLV trẻ. Bài viết được đăng (nếu tôi không nhầm) vào tháng 9/2008, nghĩa là gần 3 năm trước đây.

Tôi không thích gọi những gì xảy ra với đội ngũ BLV hiện tại là “khủng hoảng thế hệ”, bởi rất thông cảm và không muốn gây thêm nhiều sức ép đối với họ nữa, nhưng cần phải đặt ra những câu hỏi để có thể giải quyết chuyện này: xét từ khía cạnh người xem truyền hình, vấn đề BLV có thực sự nghiêm trọng đến mức đó không và xét từ khía cạnh những BLV trẻ, họ có thực sự nghĩ rằng, họ đã làm tốt công việc của mình chưa và phải làm gì nếu chưa tốt?

1.Xét từ khía cạnh người xem truyền hình, tôi tin rằng, trình độ cảm nhận bóng đá cũng như văn hóa xem bóng đá trên truyền hình của một bộ phận không nhỏ người xem chúng ta chưa thực sự cao. Người ta không thể chỉ đơn giản nghĩ rằng, mình hiểu bóng đá, nắm được đủ loại tin tức trên trời dưới biển về trận đấu hoặc mình có một vốn sống và kiến thức tương đối cao để có thể cho rằng, người BLV đang nói trên tivi kia là kém và không thể bằng họ. Ở đây không nhắc đến vấn đề người BLV kia nói kém thật, thể hiện một sự hời hợt hoặc thiếu khách quan trong cách đánh giá, nhận định, hay có dị tật trong cách nói, mà chỉ bàn đến cách tiếp thu của khán giả.

Cần phải đặt ra câu hỏi: Liệu khán giả có hiểu được công việc của người BLV là làm gì trên sóng chưa? Nhiều người vẫn có một suy nghĩ đơn giản là chỉ cần giọng tốt là có thể nói một cách trôi chảy trên tivi. Không ít người khẳng định rằng, bình luận trên sóng là dịch lại những gì BLV nước ngoài đã nói. Lại có một bộ phận không nhỏ cho rằng, BLV là một công việc chuyên nghiệp, cần phải có trường lớp đào tạo đàng hoàng và BLV chúng ta kém là vì không có đào tạo chính quy, và rằng ở nước ngoài, các BLV giỏi đều là các cầu thủ giải nghệ rồi lên sóng. Tất cả những suy nghĩ ấy bản thân nó đã hạ thấp vai trò của người BLV, cho phép người xem có quyền áp đặt quan điểm vượt trội của mình lên người làm công việc bình luận và do đó, không coi trọng nghề này. Tôi không rõ ở nơi nào có phản đối BLV hay không, ở Ý chắc chắn là không, dù tôi đảm bảo rằng, không phải ai trong số BLV các kênh truyền hình Ý cũng giỏi, nhưng ít có nơi nào mà nghề BLV chịu sức ép lớn như ở nước ta. Đó là một sự bất công. Khán giả muốn được phục vụ, nhưng khán giả cũng cần phải hiểu vấn đề trước khi chỉ trích hay chê bai người khác. Tôi đã từng hỏi một phóng viên thể thao Ý về vấn đề khán giả với BLV để so sánh với Việt Nam. Anh này nói, ở Italia, BLV không phải là ngôi sao Hollywood để được quan tâm đến mức bắt bẻ từng câu chữ. Các tifosi Italia rất khó tính, nhưng họ không “soi” các BLV như ở ta. Họ tôn trọng công việc của các BLV.

Trên thế giới này, có một trường lớp nào đào tạo BLV? Tất cả đều là tay ngang mà nên. BLV trên bóng đá có nhất thiết phải là cầu thủ không? Các bạn phải hiểu rằng, cách thực hiện bình luận một trận đấu của họ là thế này: hầu như trên sóng cũng có 2 giọng nói, một là của “commentator” (dạng như người dẫn dắt trận đấu, hò hét, đọc tên cầu thủ, đưa thông tin, người này là nhà báo 100%) và một là của “pundit” (đây mới là một người có chuyên môn rất cao, có thể là một cầu thủ, hoặc một chuyên gia bóng đá. Người này “tỉa” các tình huống trận đấu)!

Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, khán giả chúng ta rất khó tính, nhưng không phải tất cả những lời chỉ trích của họ là vô lí.

2. Xét từ khía cạnh người làm nghề. Sau thế hệ của những người đi trước là thế hệ của chúng tôi. Tôi xét ra vẫn là người đi sau anh Quang Huy, Quang Tùng và Long Vũ, nhưng có may mắn được lớn lên và trưởng thành cũng như học hỏi nhiều ở họ. Điều toát lên từ thế hệ này, là trước khi trở thành những BLV, chúng tôi đã có những đam mê bóng đá cháy bỏng và hoài bão ấy được nuôi sống bởi nhiều đam mê khác, từ âm nhạc, văn học, lịch sử đến khoa học kĩ thuật, để rồi thể hiện chính những điều đó trên sóng.

Một BLV muốn giỏi không chỉ cần có giọng nói hay và cách thể hiện sinh động, những yếu tố đó cũng chỉ như một cái áo đẹp khoác bên ngoài, mà điều quan trọng là cần phải có cái đầu và trái tim. Cái đầu là nơi không ngừng phân tích mọi tình huống của trận đấu, nhằm phát hiện và đưa ra những bình luận, nhận xét, đánh giá, thậm chí dự đoán trước, là nơi phân tích hàng nghìn thông tin liên quan đến trận đấu giống như một máy tính phân tích các dữ liệu (để làm một trận đấu, tôi phải đọc hàng trăm trang thông tin khác nhau, và để dễ nhớ, tôi chép lại tất cả bằng tay!). Trái tim là nơi phát ra những đam mê của mình. Bạn là BLV, bạn cần phải biết biến những trận đấu dở thành bình thường, bình thường thành hay và hay thành tuyệt vời. Bạn phải bắt bằng được khán giả cảm nhận điều ấy. Đấy là cái tài của người BLV. Bạn không có sự lựa chọn nào khác. Nếu không làm được điều đó, bạn là kẻ thất bại.

Chuyên môn cần phải học và không bao giờ có BLV giỏi nếu sau mỗi trận đấu, người đó không xem lại băng hình mình vừa bình luận để tự rút kinh nghiệm, nhưng chuyên môn thì có thể học được. Còn biến trận đấu thành một thứ thiên đường hay địa ngục để người xem không thể nào rời tivi được mới là chuyện khó. Điều đó phụ thuộc vào chính cảm nhận một cách thật nhất của bạn. Điều chưa một BLV bây giờ làm được là truyền lửa vào trận đấu một cách tự nhiên nhất, sống động nhất và gắn bó với trận đấu nhất. Một khi không hiểu được trận đấu, không nắm được mạch của nó, không tìm ra được những điểm mấu chốt liên quan đến nó về lịch sử, con người, về những cuộc đối đầu, những khía cạnh chuyên môn cụ thể nhất, cả những chuyện cá nhân cầu thủ hay HLV, không chỉ ra được sự hấp dẫn của trận đấu là ở đâu thì không thể truyền được niềm đam mê của mình cho khán giả. Nếu bạn không sống trong trận đấu đó, quên đi tất thảy mọi thứ xung quanh, lôi kéo người xem vào “đời sống” của một trận đấu mà bạn có thể vui với người chiến thắng và buồn cho kẻ thất bại, không hiểu được ý tứ của camera truyền hình quay vào mặt một nhân vật nào đó trên sân hoặc ngoài sân, bạn hãy tự xem lại mình.

Lứa BLV đi trước của chúng tôi yêu bóng đá và hy sinh cho nó nhiều năm tháng tuổi trẻ của mình. Cá nhân tôi yêu bóng đá như cuộc sống của mình, yêu giải đấu mình làm đến mức có thể làm nhiều điều vì nó. Và để chế ngự được nó, không có cách nào khác là học ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, thậm chí chính trị của đất nước ấy. Nhờ tình yêu bóng đá mà tôi tiếp cận được với nhiều điều khác của cuộc sống. Tôi quan niệm, bóng đá chỉ là một phần của cuộc sống và cuộc sống ấy cần phải được thể hiện trong các trận đấu. Các BLV trẻ còn thiếu nhiều điều như thế để có thể vượt qua chính mình trước khi vượt qua cái bóng của chúng tôi. Nỗi khổ của những người đi sau chúng tôi là cái bóng chúng tôi để lại quá lớn và làm sao để không bị so sánh với chúng tôi là cả một vấn đề. Nhiều người đã cố gắng, nhưng chưa ai nhìn thấy ở họ sự khổ luyện và nỗ lực thoát ra cái bóng của một BLV trung bình. Tất cả vẫn còn trong cái vỏ ốc tiềm năng, chưa ai thể hiện được cái tôi, tạo ra phong cách riêng, dám đưa ra các quan điểm và dũng cảm bảo vệ các quan điểm ấy.

3. Vấn đề của chúng ta hiện tại không phải là tìm cách đào tạo những BLV sao cho quy củ (điều đó là không thể), mà là làm thế nào để kích thích những gì còn ẩn giấu trong các BLV yếu và trung bình thành những BLV giỏi. Ở đây, trách nhiệm của các đài truyền hình là rất lớn trong việc định hướng về nghề cũng như tìm kiếm các BLV. Các đài truyền hình có sai lầm không? Có, rất nhiều. Một ví dụ: Sai lầm lớn nhất của VTV3 trong dịp EURO 2008 là mở một lớp dạy cách phát âm cho các BLV. Điều đó tạo ra một sự nhiễu thông tin quá lớn không chỉ cho khán giả mà còn cho chính các BLV. Điều khán giả mong đợi không phải là đọc cho đúng tên cầu thủ mà là người BLV phải làm sao cho trận đấu hay, có hồn và hấp dẫn. BLV đâu có đọc cho nhân dân các nước đó xem trận đấu đâu, đồng thời các trận đấu không phải là cách dạy ngoại ngữ để rồi các BLV, thay vì tập trung cho chuyên môn, lại phải cắm đầu cắm cổ với việc phát âm sao cho đúng với cách mà họ đã được học? Sai lầm từ nhận thức dẫn đến sai lầm trong cách thực hiện. Liệu có ai đảm bảo nhờ đó mà VTV3 phục vụ khán giả tốt hơn?

Vẫn biết là làm nghề BLV bây giờ cực khó và sức ép rất lớn, thậm chí lớn hơn nhiều thời của chúng tôi. Tuyển được những BLV được đã khó, giỏi lại càng khó đến mức hầu như không thể (năm 2005, anh Long Vũ và tôi đã tuyển BLV cho kênh VCTV3, từ hơn 100 thí sinh trên cả nước cũng chỉ xét tàm tạm được dăm người), nhưng tôi tin là những bạn trẻ mê bóng đá và thích trở thành BLV nhiều như lá mùa thu. Vấn đề cơ bản nhất nhưng cũng khó nhất mà các bạn phải đối mặt: cái đầu và trái tim, như hai mặt của hình thức và nội dung. Cái đầu suy nghĩ và trái tim cảm nhận. Vì mỗi trận đấu đều có một cá tính, một kết cục không thể lường trước được, một tâm hồn.

Anh Ngọc, tháng 9/2008