Sunday, March 20, 2011

Tại sao Mỹ tấn công Libya và câu chuyện Ngẫu nhiên

Sáng 20/03/2011, Mỹ và Anh đã mở đầu cuộc tấn công vào Libya bằng 112 tên lửa hành trình Tomahawk vào 20 mục tiêu ở nước này. Thế giới ngạc nhiên khi Mỹ lại quan tâm đến tình hình chính trị ở quốc gia Bắc Phi cách gần nửa Trái đất. Hay là Mỹ đang nhăm nhe mỏ dầu Libya như cách Tổng thống ghét Mỹ nhất (trong các vị còn sống) Venezuela Hugo Chavez đặt ra?

Câu trả lời là có, Mỹ có quan tâm dầu mỏ ở Libya, nhưng có một điều chắc chắn khác, đó chỉ là một đích đến rất nhỏ bé so với mục đích khác nữa trong tầm ngắm của mũi tên Mỹ.

Mối quan tâm này không khác với mối quan tâm của Mỹ trong chiến dịch Tự do bền vững (Enduring Freedom) tại Afghanistan năm 2001 và Irắc Tự Do năm 2003. Vụ bạo loạn chính trị ở Ai Cập và Libya mới đây cũng chẳng ngẫu nhiên xảy ra khi người ta chợt nhớ ra rằng trong định nghĩa của Mỹ và G8, "Đại Trung Đông" bao gồm cả Bắc Phi (tức là gồm cả Ai Cập và Libya), từ Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây tới Pakistan và Afghanistan ở phía Đông. Mỹ đã quan tâm đến Bắc Phi bởi Bắc Phi cũng là Trung Đông, và quan tâm tới Trung Đông bởi vì nó nằm ở phía Tây của Trung Quốc.

Hình ảnh Tàu khu trục Mỹ USS Barry (DDG 52) phóng tên lửa Tomahawk ngày 19/3/2011

Hàng trăm báo cáo thống kê công khai đầy rẫy trước cuộc chiến cho thấy Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Phi (tự Trung Quốc cũng nhận), và Trung Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất vào Libya và Ai Cập, không khác gì hoàn cảnh tại Irắc và Afghanistan 10 năm trước.

Châu Phi có vị thế chiến lược quan trọng mang tính toàn cầu của Trung Quốc, với nguồn tài nguyên giàu có và dồi dào, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế bánh xe "không được phép" dưới 10% tăng trưởng.

Chính phủ Libya, cũng giống như chính phủ Irắc và Afghanistan từ lâu đã được coi là chính phủ thân Trung Quốc. Đó là cái cớ khiến người ta có quyền nghi ngờ vào một sự "ngẫu nhiên" khác là có hay không sự tham gia của Mỹ vào hàng loạt các vụ việc náo loạn xảy ra tại châu Phi xảy ra vào lúc này.

Nếu như Mỹ có được Libya như Afghanistan và Irắc, đó sẽ là thiệt hại lớn và khó chịu cho Trung Quốc, tính theo con số ít nhất là chục tỷ đô la tiền đầu tư tính riêng năm 2010. Thế nhưng Trung Quốc, cũng như 10 năm trước, không có lựa chọn khác.

Nó giống như cái cách mà Mỹ đánh sập hàng loạt ngân hàng, để "tái cơ cấu", khiến Trung Quốc mất trắng hàng trăm tỷ đô la ngoại tệ tiền gửi tại các ngân hàng "đảm bảo tín dụng an toàn" và chắc chắn là một số lớn hơn nữa trái phiếu và cổ phiếu đầu tư của chính phủ Trung quốc vào các công ty tại nước này trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới "tự nhiên xảy ra" năm 2007.

Có lẽ người ta dễ dung ra bộ mặt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đang nằng nặc đòi Mỹ đảm bảo số tiền đầu tư của Trung Quốc tại đây, còn Mỹ đã đưa ra một trong những tuyên bố trả lời hài hước nhất trong lịch sử đối ngoại cuối năm 2009 rằng: Yên tâm, tôi sẽ giữ tiền của các đồng chí an toàn... trong ví của tôi.

Lúc này, động đất, phóng xạ và hàng chục nghìn người dân Nhật Bản chết và mất tích ngẫu nhiên trở thành bình vôi thu hút sự chú ý của dư luận.

Không như Obama, tổng thống G.W. Bush chưa bao giờ được đánh giá cao ngay cả trong mắt người Mỹ. Nhưng các nhà chính trị đã không quên ông đã là một trong những người làm được nhiều việc nhất cho nước Mỹ trên phương diện hành động, khi ra lệnh tấn công Afghanistan và Irắc 10 năm trước (điều mà Clinton muốn, nhưng làm không được trong 2 nhiệm kỳ), 2 nước khủng bố "ngẫu nhiên" ở phía Tây Trung Quốc, và lại một lần nữa, có số tiền đầu tư rất lớn từ nước này.

Cuộc tấn công Afghanistan và Irắc không sa lầy như người ta tưởng. Sau Bình Minh Odyssey, nó càng giải quyết được mối lo Trung Đông, và đổi tên nó thành "Sự day dứt Tây Trung", giáng một đòn đau vào ước mơ Tây tiến của Trung Quốc.

Tất cả hành động của đồng minh tưởng chừng như thân cận của Trung Quốc là Nga chỉ là bỏ phiếu trắng kiểu "thế nào cũng xong" tại Liên hợp quốc trong cuộc trưng cầu ý kiến có hành động quân sự chống lại chính phủ Libya. Bởi trong mắt Nga, Trung Quốc là cái gai khó chịu kể từ chiến tranh biên giới Việt Trung 1979.

Đến lúc này, không khó để nhận ra, người ta không còn thấy Trung Quốc công khai lượng dự trữ ngoại tệ vô cùng to lớn của mình như trước, người ta cũng thấy Trung Quốc từ chối bình luận và méo mặt bỏ phiếu trắng cho các vấn đề ở Libya.

Thay vào đó cái nhân dân Trunq Quốc đang quan tâm hơn cả là việc ngẫu nhiên nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Chính phủ trong việc kiềm chế chống lạm phát đang leo thang, bởi cái mà họ không có là cụ Rùa ở hồ Gươm.

Trung Quốc chưa bao giờ mạnh mẽ như cách mà nhiều người, trong đó có chính những người dân Trung Quốc lầm tưởng.

Cuộc chiến tại Libya mới bắt đầu, cho dù chúng ta đã có kẻ chiến bại đầu tiên.

Hà Nội, tháng 3 năm 2011
James Kieran

Monday, March 14, 2011

Tiên sư thằng Pháp (Chuyện linh tinh)

Hôm trước may mắn được uống cà phê với vị một tiến sĩ, vốn là nhà nghiên cứu tư tưởng và kinh tế vừa trở về sau mấy năm giảng dạy ở Hoa Kỳ, nơi sào huyệt của chủ nghĩa tư bản. Câu chuyện loanh quanh lại quay sang vấn đề lý giải cái nghèo ở xứ ta.

Người Việt và người Hoa vốn được thế giới đánh giá là có xu hướng kinh doanh cao. Mãi sau đổi mới cuối 1980 thì người Việt mới thực sự có một tầng lớp phất lên mãnh liệt cùng đời sống trung lưu cũng trở nên khấm khá. Như vậy, khó có thể nói là dân ta thiếu khả năng làm giàu. Thế mà khổ sở suốt hàng thế kỷ, cái nghèo kéo dài quá. Tại sao, tại ta, tại Tây hay tại Liên Xô?

Tiến sĩ không mặn mà lắm với chủ đề này nhưng cũng góp vui một câu trào lộng để khóa lại vấn đề.

Ông nhận xét: Cái thằng Anh (Anh quốc) nó xâm chiếm thuộc địa khắp địa cầu, và di sản nó để lại cho các thuộc địa bao giờ cũng là đầu tư thương mại phát triển buôn bán. Ấy nên thuộc địa thằng Anh bao giờ cũng rủng rỉnh bạc tiền, nở mày nở mặt. Trong khi đó, thằng thuộc địa của thằng Pháp tứ Á tới Phi cứ nghèo thảm hại, vì ngoài chuyện khai thác cạn tài nguyên thì nó chẳng phát triển thương mại gì cả. Di sản mà nó thích để lại nhất là triết học với các tư tưởng cách mạng, rồi thì dân chủ, rồi thì tự do, bình đẳng, bác ái...

Cả nhóm cười ồ. Hóa ra những giá trị đó nguy hiểm thật đấy, thế mà trước nay cứ tưởng nó có ích, không có nó thì mình chết không kịp ngáp. Ờ nhỉ. Nhìn thực tiễn thì thấy nó như vậy thật.

Có ý kiến khác là dân chủ mới đem đến sự tiến bộ, thịnh vượng chứ.

Ông tiến sĩ đưa ra các bằng chứng thực tiễn của các nước phát triển rồi kết luận:
Các nước giàu mạnh rồi thì mở rộng dân chủ. Chứ không phải dân chủ rồi thì tiến tới giàu mạnh. Cãi vã đánh nhau thì đến mùa quýt cũng không phát triển giàu mạnh được. Xem thằng Trung Quốc đấy, thằng Singapore đấy, nó phát triển như điên mà có mảy may đếm xỉa đến mấy tiêu chí của dân chủ đâu.

Hôm nay lại đọc được ý kiến của PGS văn học Corine Contini Flicker (Giảng viên ĐH AJax Marseille - Pháp) nhân cuộc thuyết trình về đề tài lịch sử kịch nói du nhập vào Việt Nam tối 10/3/2011 có nhận xét như sau:
"... Khi đặt chân lên miền đất mới,
Người Tây Ban Nha xây tu viện,
người Italia xây nhà thờ,
người Anh xây ngân hàng
và người Pháp xây nhà hát..."

Vỗ đùi đánh đét. Thủ phạm đây rồi. Xây ngân hàng không xây lại đi xây nhà hát. Thế thì lại càng rõ vì sao thuộc địa của Pháp nghèo rồi. Hỏng... hỏng thật, tiên sư anh thực dân Pháp!

NLT 12 - 3 - 2011
Nguyễn Lê Tâm