Saturday, September 17, 2011

Cô bé quàng khăn đỏ *



Ngày xửa ngày xưa có một cô bé, cô rất xinh xắn và dễ thương tuy rất ngoan nhưng cô lại hay chơi trội. Một trong những sở thích của cô là nổi bật ở bất cứ đâu. Vì vậy cô chọn cho mình màu đỏ.

Một lần cô vào rừng ... à không cô phải đi qua rừng để mang bánh đến biếu bà vì bà của cô đã già lắm rồi mà lại chỉ sống có một mình ở bên kia cánh rừng. Vì thế nên thay vì đón Bà về ở chung bố mẹ cô bé quàng khăn đỏ thường bắt cô băng rừng mang bánh cho bà.

Trong khu rừng có nhiều thứ rất nguy hiểm. Mẹ cô bé đã dặn vậy. Đặc biệt là Chó sói và Bác thợ săn.
Khăn đỏ biết thế liền chọn lấy chiếc áo choàng đỏ thắm khoác lên mình rồi đi vào rừng. Nhưng lập tức cô quay trở lại nhà ngay vì cô quên không mặc gì bên trong áo đã thế lại quên luôn cả bánh mất rồi còn đâu.

Thế rồi Khăn đỏ đi vào rừng.

Lại nói về chó sói. Vì trong rừng toàn thứ nguy hiểm nên sói cũng sợ lắm nhưng cái đói ló cái liều. Nó bụng bảo dạ thay vì ngồi chết đói ta phải trở thành kẻ xấu.Sau khi quyết định Sói đi thẳng đến nhà Bà nội Khăn đỏ.
Nó đứng ở ngoài hồi lâu rồi bất chợt chạy lại bên cửa sổ nhìn vào. Nó nhìn một hồi lâu rồi lẳng lặng bỏ đi chỉ để lại một bãi nôn ở cổng.
Một lát sau Bác thợ săn mở cửa bước ra.
Nhân dịp nói về Bác thợ săn. Bác này nổi tiếng là người tốt. Ai cũng bảo thế cả. Thế thôi!

Trở lại với Khăn đỏ yêu quý. Cô đi băng băng qua rừng màu áo choàng đỏ tươi phấp phới chói lọi như một quả bomb di động.
Chó sói sau khi rời khỏi nhà Bà nội cũng thơ thẩn đi vào rừng. Bỗng nó nhìn thấy Khăn đỏ đang từ xa bước tới. Không kip suy nghĩ lôi thôi nó nhảy ra chắn đường.
-Con bé kia... Sói hỏi.
-Bà ơi sao mắt bà to thế! Khăn đỏ đáp.
-Hả? Sói lại hỏi.
-Bà ơi sao tai bà to thế?Khăn đỏ lại hỏi.
-Cái gì cơ? Sói lại hỏi tiếp.
-Bà ơi sao mũi và to thế? À quên mũi bà to thật! Bà ơi sao răng bà to thế?
-Răng nào? Sói ngạc nhiên lắm.
-Bà ơi cái quái gì thế kia? Khăn đỏ tay bịt mắt tay chỉ vào người Sói.
Sói xấu hổ vội lấy tay che. Nhưng rồi nghĩ lại liền đáp.
-Cái quái này là để ăn thịt cháu được ngon hơn. Nói dứt lời liền vồ lấy Khăn Đỏ lôi vào bụi rậm ngấu nghiến. Một lát sau người ta chỉ còn nghe thấy tiếng hét của Khăn đỏ và tiếng khóc thút thít của Sói.
Cuối cùng Khăn đỏ bước ra chỉnh lại áo choàng quay lại nhìn Sói trìu mến hỏi:
-Sói ơi! Có biết tại sao áo em đỏ không?
Rồi quay lưng đi luôn.
Từ đó không ai nhìn thấy Sói nữa.

Còn về bác thợ săn thì sao? Lúc này Bác thợ săn lại vừa từ nhà bà nội Khăn đỏ bước ra. Bác vấp vào giỏ bánh ở cạnh cửa sổ. Cánh đấy không xa có hai bãi nôn, một của chó Sói.
Bác Thợ săn này nổi tiếng là người tốt. Ai cũng bảo thế cả. Thế thôi!
À quên! Từ đó người ta cũng chẳng thấy Khăn đỏ đâu nữa.

Truyện không biết của ai, nhưng hay!

Friday, September 9, 2011

Đột quỵ (Tai biến mạch máu não)


Một buổi tiệc ngoài trời, Ingrid trượt chân và bị ngã nhẹ, bạn bè của cô định gọi bác sĩ nhưng Ingrid bảo đảm rằng mình khỏe thôi, chỉ vấp một viên đá vì đôi giày mới. Bạn bè chùi sạch và lấy cho Ingrid một đĩa thức ăn khác. Cô có vẻ run nhẹ, nhưng rồi Ingrid tiếp tục cuộc vui suốt buổi tối.

Sau bữa tiệc, chồng Ingrid gọi báo tin cho mọi người là vợ ông đã vào bệnh viện và đã chết hồi 6 giờ tối, Ingrid đã bị đột quỵ trong buổi tiệc ban chiều. Nếu mọi người biết cách phát hiện ra sự đột quỵ thì có thể hôm nay Ingrid còn ở với họ. Một số người đột quỵ thoát chết nhưng lại rơi vào tình trạng vô vọng, vô phương.

Mời bạn dành một phút để đọc bài này:

Một bác sĩ thần kinh nói rằng nếu ông ta tiếp nhận bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ông có thể hoàn toàn cứu được, hoàn toàn! Ông nói bạn nên biết một mẹo nhỏ để nhận ra chứng đột qụy và đưa bệnh nhân đến chuyên viên y tế trong vòng 3 giờ đồng hồ để được cứu.

Đôi khi thật khó nhận ra dấu hiệu của sự đột quỵ. Bất hạnh thay, sự thiếu hiểu biết nhiều khi có nghĩa là tai họa. Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương nghiêm trọng não nếu như người thân không nhận ra các biểu hiện của chứng đột quỵ.

Ngày nay, các bác sĩ nói rằng những người qua đường bắt gặp cũng có thể phát hiện đột qụy bằng cách hỏi 3 câu đơn giản sau :

- (Cười) Yêu cầu người ấy cười
- (Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu đơn giản, ví dụ: "Hôm nay trời nắng"
- (Đưa tay lên) Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.

Nếu người ấy tỏ ra khó khăn với bất cứ một câu yêu cầu nào trên đây thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và mô tả các dấu hiệu này cho người tiếp nhận.

Một dấu hiệu khác để nhận diện Đột quỵ là yêu cầu người đấy thè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ.

Nếu bất cứ ai nhận được tờ tin này nếu chịu chuyển cho 10 người khác thì bạn có thể chắc rằng: có it nhất một người đột qụy được cứu sống bởi có người đọc và làm theo lời của bạn.

Thông tin thêm:
Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay. 
Nguyên do:
- Tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ của động mạch não, thuyên tắc do xơ vỡ động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).
- Vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.
- Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh. 
Các yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ:
Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu. 
Những việc có thể làm trước khi xe cấp cứu tới:
- Quan sát và hỏi bệnh nhân để biết bệnh nhân còn tỉnh táo (ý thức bình thường) hay lẫn lộn, lơ mơ hoặc hôn mê (rối loạn ý thức). Kèm theo dấu hiệu đại tiểu tiện không tự chủ chứng tỏ bệnh nhân đã mất ý thức.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh: cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân vào bệnh viện lớn có uy tín về cấp cứu tai biến mạch máu não.
- Nếu bệnh nhân hôn mê: cần xem bệnh nhân đang còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm, hay đã ngừng thở..., vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và cho não. Nếu toàn bộ não thiếu oxy quá 3 phút thì dù cho cấp cứu tim đập lại cũng không cứu được não, y học gọi là mất não, hoặc chết não.
- Kiểm tra nhịp tim và huyết áp ngay nếu có thể. 
Đặc biệt lưu ý với người nhà hoặc người chứng kiến bệnh nhân đột quỵ não:
- Bệnh nhân đột quỵ não có thể bị một trong hai dạng: chảy máu não do vỡ mạch hoặc nhồi máu não do tắc mạch. Hai bệnh này đối nghịch nhau hoàn toàn về nguyên nhân, cơ chế và cách điều trị. Các bác sỹ chuyên khoa cũng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài để xác định chẩn đoán. Vì vậy, không được mạo hiểm tự điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là các động tác như bấm huyệt nhân trung, châm cứu, đánh gió... Những tác động đó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân mà chúng ta vô tình không biết.
- Tuyệt đối không được cho bệnh nhân uống thuốc đông y khi vừa bị đột quỵ. Thuốc phổ biến hiện nay đang lưu hành tự do không có kiểm soát trên thị trường là viên thuốc Trung Quốc "An cung ngưu hoàng hoàn", hay gọi là viên "An cung", hoặc đơn giản hơn gọi là viên thuốc Tàu... Sở dĩ mọi người biết và tìm mua thuốc này cho bệnh nhân nhiều hơn là biết thuốc này thực sự có tác dụng gì, bệnh nhân đang bị bệnh gì và nên được điều trị ở đâu, là vì tâm lý a dua nghe theo lời truyền miệng trong cộng đồng. Thuốc này hiện nay được những người bán cung cấp dễ dãi với giá hàng triệu đồng 1 viên, ai cũng mua được cho bất kể ai bị tai biến mạch máu não: dù là người già hay trẻ, nam hay nữ, bị chảy máu hay nhồi máu, đang tỉnh táo hoặc đã hôn mê, đang hồi sức trong viện hoặc đã về nhà, thậm chí chưa bị tai biến đã mua dự phòng...!
- Thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR), nếu cần phải dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân (hô hấp miệng-miệng) nếu thấy bệnh nhân ngừng thở.
- Không được cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân, trong trường hợp tai nạn, đầu hoạc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Để bệnh nhân trong tư thế thoải mái. Nới lỏng quần áo.
- Không được cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt và sẽ gây nghẹn.
- Không được dùng ax-pi-rin (aspirin). Mặc dù ax-pi-rin có thể làm giảm cục máu đông trong trường hợp tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống ax-pi-rin trong ngày, cần phải báo với bác sỹ cấp cứu.
- Thở sâu. Thở chậm và sâu giúp bệnh nhân bình tĩnh và đưa máu lên não nhiều hơn. Để người bệnh nằm xuống và nói chuyện với người bệnh để họ bình tĩnh.
- Giữ đầu mát và thân ấm. Nếu có đá lạnh, có thể chấm nhẹ qua đầu người bệnh để giữ mát. Bọc đá trong khăn để không quá lạnh. Giữ mát đầu để giảm phản ứng phù nề khi tai biến và có thể giúp người bệnh đỡ cảm thấy đau đầu. Giữ thân ấm bằng áo khoác hoặc chăn sẽ giảm được nguy cơ co giật (sốc).
- Có thể liên hệ với một trung tâm y tế hoặc với bác sỹ thần kinh để được tư vấn sớm trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện. 
Phòng ngừa Đột quỵ
- Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính.
- Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin.
Công nghệ dự báo chuỗi thời gian bằng mạng nơ-ron nhân tạo còn cho phép dự báo huyết áp của bệnh nhân trong một số ngày tiếp theo căn cứ và số liệu huyết áp của bệnh nhân đó trong quá khứ.